Post by utlan on Oct 27, 2020 16:43:43 GMT -6
ĐỐI DIỆN THỊ PHI
Phàm đã vì duyên nợ mà hiện diện trong cõi ba sinh, lại hiểu được tiếng người, ai lớn lên chẳng một đôi lần vướng phải thị phi. Đến Đức Phật ngày còn tại thế cũng hứng chịu đủ bao điều tai tiếng từ miệng lưỡi người Bà La Môn. Chỉ có điều, ai gặp thi phi mà bước qua một cách nhẹ nhàng là người may mắn, ai trông thấy thị phi mà với tay níu lấy rồi quàng lên cổ làm vật trang sức là người dại dột.
***
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thời đại thừa mứa công nghệ, đến quán ốc đầu làng Vũ Đại* cũng wifi free, đâu đâu cũng sale off, thì chỉ với vài trăm ngàn đồng bạn đã đàng hoàng sở hữu một chiếc điện thoại có thể chém gió phần phật đến tận bên kia bờ Đại Tây Dương hàng tháng trời mà không hề mất một hào phí nào. Và hậu quả do cơn gió của bạn gây nên trong quá trình di chuyển là không thể lường trước được. Nhẹ thì gây xiêu vẹo giàn thiên lý, nặng thì gây đổ tường, sập nóc nhà một ai đó. Rồi dù vô tình hay hữu ý thì trái đất vốn tròn, và cơn gió mà bạn nhè nhẹ gieo đi cứ lớn dần, lớn dần cho đến một ngày đang trong cơn yên bình bạn vô tình bị quật ngã bởi một trận cuồng phong thum thủm mùi răng miệng của chính mình…
Đó là với kẻ đi gieo thị phi. Còn với người phải hứng chịu thị phi thì sao?
Người hứng chịu thị phi nếu không biết cách đối phó, không đủ bản lĩnh để vượt qua thường sẽ khổ đau và mệt mỏi tâm trí vô cùng. Mà thị phi là thứ bạn dễ gặp hơn ruồi trong vườn bách thú rất nhiều lần, đặc biệt nếu bạn là một người năng động, nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Bởi vì nếu bạn chỉ có một cuộc sống bình thường, ít va đập thì cũng chẳng có nhiều chuyện để nói. Còn bạn là người đã từng qua nhiều nếm trải, nhiều thăng trầm, thì bạn lại chịu nhiều thị phi hơn ai hết. Bởi khi bạn đang “thăng”, công việc bạn đang thuận buồm xuôi gió, cuộc vui nào cũng là người trả tiền, ai cũng khen ngợi bạn…, bạn tự thấy rằng mình tạo ra khá nhiều “ân”. Thế nhưng khi bạn “trầm”, thì sẽ có hàng đống oán mơn mởn mọc ra, và không hiếm khi mọc ngay từ những hạt mầm “ân” quí giá vô ngần kia. Thậm chí rồi một ngày bạn sẽ nghe được những siêu truyền thuyết về bạn mà bạn chưa từng tưởng tượng đến. Những câu chuyện “rõ mười mươi”, chi tiết đến từng sợi lông mà bạn cứ ngỡ rằng đang nói về một người ngoài hành tinh hay một quái vật ba đầu sáu tay nào đó chứ không phải là bạn…
Vậy phải làm sao để khi bị thị phi giáng xuống mà vẫn bước qua được nhẹ nhàng?
Có lẽ bạn cứ coi những chuyện thị phi đó là một sản phẩm lỗi của quá trình tiến hoá từ vượn lên người hay là một điều tất yếu bạn sẽ phải gặp và đối diện trong cuộc sống. Cứ như đi đại tiện thì phải ngửi thấy mùi phân. Như vậy cùng lắm thì bạn chỉ đưa hai ngón tay nút lấy cái lỗ mũi quá to của bạn và bạn sẽ cười khẩy nụ cười của AQ.
Tốt hơn nữa là bạn hãy coi như chưa nghe điều họ nói bao giờ, trừ khi chính miệng họ phun thẳng vào mặt bạn những lời lẽ thị phi kèm theo nồng nặc mùi hôi miệng thì bạn hãy nhẹ nhàng nhắc nhở họ rằng “Lần sau trước khi nói hãy… đánh răng đi nhé!”. Đó cũng là cách mà cổ nhân chúng ta đã từng răn dạy con cháu trong một tích xưa.
***
Chuyện rằng…
Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:
– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?
Hứa Kính Tôn trả lời:
– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.
(Riêng tôi, xin mạn phép thêm vào một câu cho tròn lễ bộ. Đó là “Bạn bè mà tin lời thị phi thì chỉ còn lại cái bẹn bà”.)
Câu chuyện trên đây là tấm gương tốt nhất cho chúng ta học hỏi khi đối diện với thị phi. Đó là “Không nghe, Không thấy và Không quan tâm”!
Tuy nhiên để đạt được cảnh giới đó là điều không hề dễ dàng.
Riêng tôi, trong các cuộc chuyện trò tôi luôn cố tránh nói đến một người nào đó vắng mặt. Có nói cũng chỉ nói những điều tốt đẹp và gắng tìm những chủ đề chung, những thứ vui vẻ, hài hước(như những bài viết của tôi) để nói. Có lẽ vì thế nên tôi luôn vui vẻ, luôn nhìn thấy mặt dí dỏm của bất kỳ một sự việc nào. Và với bạn bè tôi, cuộc chơi nào có tôi cũng đều vui, đều ồn ã tiếng cười. Nhờ vậy từ lâu tôi không bao giờ bị thị phi ảnh hưởng đến tâm trí mình. Tôi không yêu ai thêm một tấc khi nghe rằng họ nói tốt về mình và tôi cũng chẳng ghét ai hơn một li khi nghe rằng họ nói xấu về mình.
Thỉnh thoảng cũng có người nói với tôi rằng “Sao thằng A, thằng B… kia hay nói xấu mày thế?”. Tôi chỉ mỉm cười(thật lòng) và trả lời rằng “Dạ, thì em cũng chẳng có gì tốt để cho họ nói đâu anh!”. Tuyệt nhiên không bao giờ tôi hỏi xem họ nói những gì… Vì tôi hiểu rằng nếu có cố gắng để biết cũng chỉ là tự chuốc bực vào thân.
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2015
PhạmPhúQuảng
* Một địa danh trong chuyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.
Phàm đã vì duyên nợ mà hiện diện trong cõi ba sinh, lại hiểu được tiếng người, ai lớn lên chẳng một đôi lần vướng phải thị phi. Đến Đức Phật ngày còn tại thế cũng hứng chịu đủ bao điều tai tiếng từ miệng lưỡi người Bà La Môn. Chỉ có điều, ai gặp thi phi mà bước qua một cách nhẹ nhàng là người may mắn, ai trông thấy thị phi mà với tay níu lấy rồi quàng lên cổ làm vật trang sức là người dại dột.
***
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thời đại thừa mứa công nghệ, đến quán ốc đầu làng Vũ Đại* cũng wifi free, đâu đâu cũng sale off, thì chỉ với vài trăm ngàn đồng bạn đã đàng hoàng sở hữu một chiếc điện thoại có thể chém gió phần phật đến tận bên kia bờ Đại Tây Dương hàng tháng trời mà không hề mất một hào phí nào. Và hậu quả do cơn gió của bạn gây nên trong quá trình di chuyển là không thể lường trước được. Nhẹ thì gây xiêu vẹo giàn thiên lý, nặng thì gây đổ tường, sập nóc nhà một ai đó. Rồi dù vô tình hay hữu ý thì trái đất vốn tròn, và cơn gió mà bạn nhè nhẹ gieo đi cứ lớn dần, lớn dần cho đến một ngày đang trong cơn yên bình bạn vô tình bị quật ngã bởi một trận cuồng phong thum thủm mùi răng miệng của chính mình…
Đó là với kẻ đi gieo thị phi. Còn với người phải hứng chịu thị phi thì sao?
Người hứng chịu thị phi nếu không biết cách đối phó, không đủ bản lĩnh để vượt qua thường sẽ khổ đau và mệt mỏi tâm trí vô cùng. Mà thị phi là thứ bạn dễ gặp hơn ruồi trong vườn bách thú rất nhiều lần, đặc biệt nếu bạn là một người năng động, nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Bởi vì nếu bạn chỉ có một cuộc sống bình thường, ít va đập thì cũng chẳng có nhiều chuyện để nói. Còn bạn là người đã từng qua nhiều nếm trải, nhiều thăng trầm, thì bạn lại chịu nhiều thị phi hơn ai hết. Bởi khi bạn đang “thăng”, công việc bạn đang thuận buồm xuôi gió, cuộc vui nào cũng là người trả tiền, ai cũng khen ngợi bạn…, bạn tự thấy rằng mình tạo ra khá nhiều “ân”. Thế nhưng khi bạn “trầm”, thì sẽ có hàng đống oán mơn mởn mọc ra, và không hiếm khi mọc ngay từ những hạt mầm “ân” quí giá vô ngần kia. Thậm chí rồi một ngày bạn sẽ nghe được những siêu truyền thuyết về bạn mà bạn chưa từng tưởng tượng đến. Những câu chuyện “rõ mười mươi”, chi tiết đến từng sợi lông mà bạn cứ ngỡ rằng đang nói về một người ngoài hành tinh hay một quái vật ba đầu sáu tay nào đó chứ không phải là bạn…
Vậy phải làm sao để khi bị thị phi giáng xuống mà vẫn bước qua được nhẹ nhàng?
Có lẽ bạn cứ coi những chuyện thị phi đó là một sản phẩm lỗi của quá trình tiến hoá từ vượn lên người hay là một điều tất yếu bạn sẽ phải gặp và đối diện trong cuộc sống. Cứ như đi đại tiện thì phải ngửi thấy mùi phân. Như vậy cùng lắm thì bạn chỉ đưa hai ngón tay nút lấy cái lỗ mũi quá to của bạn và bạn sẽ cười khẩy nụ cười của AQ.
Tốt hơn nữa là bạn hãy coi như chưa nghe điều họ nói bao giờ, trừ khi chính miệng họ phun thẳng vào mặt bạn những lời lẽ thị phi kèm theo nồng nặc mùi hôi miệng thì bạn hãy nhẹ nhàng nhắc nhở họ rằng “Lần sau trước khi nói hãy… đánh răng đi nhé!”. Đó cũng là cách mà cổ nhân chúng ta đã từng răn dạy con cháu trong một tích xưa.
***
Chuyện rằng…
Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:
– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?
Hứa Kính Tôn trả lời:
– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.
(Riêng tôi, xin mạn phép thêm vào một câu cho tròn lễ bộ. Đó là “Bạn bè mà tin lời thị phi thì chỉ còn lại cái bẹn bà”.)
Câu chuyện trên đây là tấm gương tốt nhất cho chúng ta học hỏi khi đối diện với thị phi. Đó là “Không nghe, Không thấy và Không quan tâm”!
Tuy nhiên để đạt được cảnh giới đó là điều không hề dễ dàng.
Riêng tôi, trong các cuộc chuyện trò tôi luôn cố tránh nói đến một người nào đó vắng mặt. Có nói cũng chỉ nói những điều tốt đẹp và gắng tìm những chủ đề chung, những thứ vui vẻ, hài hước(như những bài viết của tôi) để nói. Có lẽ vì thế nên tôi luôn vui vẻ, luôn nhìn thấy mặt dí dỏm của bất kỳ một sự việc nào. Và với bạn bè tôi, cuộc chơi nào có tôi cũng đều vui, đều ồn ã tiếng cười. Nhờ vậy từ lâu tôi không bao giờ bị thị phi ảnh hưởng đến tâm trí mình. Tôi không yêu ai thêm một tấc khi nghe rằng họ nói tốt về mình và tôi cũng chẳng ghét ai hơn một li khi nghe rằng họ nói xấu về mình.
Thỉnh thoảng cũng có người nói với tôi rằng “Sao thằng A, thằng B… kia hay nói xấu mày thế?”. Tôi chỉ mỉm cười(thật lòng) và trả lời rằng “Dạ, thì em cũng chẳng có gì tốt để cho họ nói đâu anh!”. Tuyệt nhiên không bao giờ tôi hỏi xem họ nói những gì… Vì tôi hiểu rằng nếu có cố gắng để biết cũng chỉ là tự chuốc bực vào thân.
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2015
PhạmPhúQuảng
* Một địa danh trong chuyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.