Post by utlan on Oct 27, 2020 16:34:23 GMT -6
Vài nét về tính cách người Nam bộ
Trần Phong Diều
Nói đến tính cách người Nam Bộ, ở đây chúng ta muốn tim hiểu những nét riêng trong cử chỉ, tính cách của người Nam Bộ được thề hiện qua các mối quan hệ trong xã hội. Thực ra người Nam Bộ cũng là một bộ phận cấu thành của dân tộc Việt Nam, cho nên họ cũng có những nét chung nhất định với người Bắc Bộ. Nhưng do điều kiện địa lý, lịch sử và văn hóa khác nhau của từng vùng miền mà tính cách của con người cũng khác nhau. Chúng ta không có tham vọng chỉ ra tính cách đặc trưng của người Nam Bộ, mà chỉ là công việc khảo sát tính cách được phản ảnh qua quá trình khẩn hoang. Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm phần nào về con người và vùng đất ở đây.
Như chúng ta đã biết, trước khi có sự khai phá của những lưu dân đến từ miền Trung và một ít cư dân người Bắc thì đất Nam Bộ chỉ là một vùng rừng rậm hoang vu, thú dữ tràn đầy, tứ bề hiu quạnh. Người dân di cư đứng trước cảnh tượng ban đầu quá xa lạ với những gì họ biết, họ nghĩ khi còn ở quê nhà, đã lo sợ:
Tới đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê.
Chẳng những họ lo sợ trước cành tượng lạ lùng ấy, họ còn sợ hãi trước thú rừng, nào là cọp um, sấu lội, đĩa đeo.
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.
Tiếp theo họ vô cùng lo sợ trước thiên nhiên vô cùng bí ẩn của những buổi đầu khai phá:
Chèo ghe sợ sấu cắn chưn,
Xuống sông sợ đỉa, lên rừng sợ ma.
Nhưng không còn cách nào khác, dù có hoang vu, dù có hiển trở, họ vẫn buộc phải sống, phải chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt. Đất nước ta càng về phương Nam càng là đất lưu đày, đất của những người không có quyền sống trên những mảnh đất đã được khai phá, vì vậy cũng là đất của những người nổi dậy (?). Miền tây Nam Bộ là mảnh đất lưu đày và nổi dậy cuối cùng của Tổ quốc. Đến đây là sơn cùng thủy tận rồi. Đến đây là bến bờ Thái Bình Dương, đến Vịnh Xiêm La mù mịt rồi. Đến đây chỉ có hai con đường, một là không đủ nghị lực sống nữa thì đâm đầu xuống biển mà chết, hai là cố bám lại, đấu tranh để sống”. Vì vậy họ là những người có óc mạo hiểm, hoặc chịu chấp nhận nguy hiểm, hay nói cách khác đó là những người bị buộc phải liều. Cho nên họ coi tính mệnh nhẹ tựa lông hồng, ưa sốns ngang tàng. Ngang tàng ở đây không phải là ngang ngược, lỗ mãng mà chính là tính cách nghĩa khí, chí khí hiên ngang. Họ đối đãi với nhau rất điệu nghệ, sẵn sàng vị nghĩa kinh sinh. Bằng ngược lại trái với đạo nghĩa, họ nhất định không làm dù phải trả giá bằng sinh mạng, họ vẫn một lòng phản đối:
Trời sinh cây cứng lá dai
Gió lay mặc gió, chiều ai không chiều.
Chính tính cách này giúp họ sống hòa thuận với nhau, liên kết cộng đồng, cùng chung sức khẩn hoang, lập ấp. Và với sự nỗ lực không ngừng, mảnh đất hoang vu thuở nào nay đã trù phú, rừng hoang đã rẫy cánh đồng đã bát ngát xanh tươi. Thiên nhiên ngày càng đem đến cho con người nhiều nguồn lợi hơn. Từ đó họ thêm tự hào và yêu quý mảnh đất này hơn.
Phần lớn những người vào Nam khẩn hoang là nông dân nghèo đi tìm đất sống, cho nên bên cạnh việc có sẵn dòng máu truyền thống đoàn kết của dân tộc, họ càng thương yêu đùm bọc nhau hơn, giúp đỡ nhau tạo dựng cuộc sống, nhất là trước một hoàn cảnh hoàn toàn mới lạ và đầy rẫy khó khăn với rừng rậm đầy thú dữ, với sông nhiều cá sấu. Chính cái bí ẩn của thiên nhiên còn hoang sơ với đầy rẫy những hiểm nguy, bất trắc là sợi dây liên kết những con người xa lạ với nhau. Trước cảnh tượng rừng hoang cỏ rậm, đồng ruộng hoang vu nên họ cần phải sống nương tựa vào nhau. Tất cả hết lòng vì việc nghĩa. Điều này hình thành nên tính cách trọng nghĩa khinh tài ở trong họ. Bởi họ ý thức rằng: trước điều kiện thiên nhiên như vậy, nếu chia rẽ là chết. Tinh thần đoàn kết, sống với nhau vì nghĩa không chỉ giúp cho họ sẻ chia công việc với nhau, hợp sức đánh đuổi các loài ác thú, mà còn là để cho có bạn, để giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, ốm đau, “Mà muốn kết đoàn, thì phải sống vì nhau, lo cho nhau, dám xả thân để cứu bạn bè, dám hy sinh vì nghĩa lớn, chứ không phải chỉ biết sống cho riêng mình”.
Đó là nhữn lúc cùng làm, cùng chơi. Còn khi hữu sự, họ chẳng màng đến gian khổ, hiểm nguy để hành hiệp trượng nghĩa, thậm chí sẵn sàng chấp nhận hy sinh tính mạng của mình để làm tròn đạo nghĩa:
Dấn mình vô chốn chông gai,
Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân.
Lao xao sóng bủa dưới lùm,
Thò tay vớt bạn, chết dùm cũng ưng.
Bởi, nếu thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng:
Có câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người như thế cũng phi anh hùng.
Đó là trong lúc hữu sự, còn trong lúc bình thường họ biết quý mến bạn bè. Bởi phần lớn, họ đều là những người xa gốc gác, cội nguồn, họ phải sống nương nhờ bè bạn, tất cả cùng hoạn nạn có nhau – Bán bà con xa, mua láng giềng gần, khác với tâm lý của cư dân Bắc Bộ – Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Nên khi có bạn bè đến chơi, khách đến nhà, dù gia cảnh có bần hàn đến đâu, họ cũng cố gắng đãi đằng bạn một cách tươm tất:
Bắt con cá lóc nướng trui,
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa.
Điều này, cũng được Trịnh Hoài Đức nhận xét trong Gia Định thành thông chí như sau: “Gia Định ở Nam Việt, đất rộng vật thực nhiều, không lo sự đói rét nên nhân dân ít súc tích, tập tục xa hoa, sĩ khí hiên ngang, ở khắp bốn phương, mỗi nhà đều riêng phong tục (…). ở Gia Định có người khách đến nhà, đầu tiên gia chủ dâng trầu cau, sau dâng tiếp cơm bánh tiếp đãi trọng hậu, không kể người thân sơ quen lạ tông tích ở đâu, ắt đều thâu nạp khoản đãi; cho nên người đi chơi không cần đem tiền gạo theo, mà lại có nhiều người lậu xâu trốn thuế đi đến từ xứ này ẩn núp, bởi vì có chỗ dung dưỡng vậy”.
Cũng chính tâm lý này mà mọi người cho rằng người Nam Bộ có tính hào sảng, hiếu khách, trọng tình nghĩa. Nghèo thì nghèo, lo cho bạn chu đáo cái đã, tiền bạc có sá gì, nhân nghĩa mới là điều trọng. Vì vậy, những ai không có nhân nghĩa thì cũng đừng hòng họ đáp lại bằng nhân nghĩa:
Tiền tài như phấn thổ
Nhơn nghĩa tợ thiên kim
Bởi đứt dây nên gỗ mới chìm
Tại ai ở bạc nên mới tìm nơi xa.
Còn nếu sống có tình, có nghĩa thì khó khăn nào họ cũng chịu, gian khổ mấy họ cũng sẵn sàng chấp nhận:
Theo nhau cho trọn đạo trời
Dẫu mà không chiếu trải tơi mà nằm.
Ngoài tính cách trọng nghĩa khinh tài, nghĩa khí hào hiệp, người Nam Bộ còn thể hiện một khí phách hiên ngang, tình cảm rõ ràng, dứt khoát. Họ đã hứa thì phải làm. Nói là một hai là hai, không thay đổi, cho dù sự thay đổi có khi đem lại điều lợi cho họ:
Thuyền dời mà bến chẳng dời,
Khăng khăng một lời quân tử nhất ngôn.
Môi trường đầy thử thách luôn luôn cần những hành động dũng cảm, kịp thời, cần làm nhiều hơn nói, và hễ làm thì làm thật sự, làm tới nơi tới chốn. “Nói một là một, hai là hai”, “Nói như rựa chém dưới đất” là những điều mà dân khai hoang thuộc nằm lòng (…), vì vậy, yêu tình thật thà, ghét thói giả dối, yêu người trung, ghét kẻ nịnh…là những tình cảm mãnh liệt của người dân Nam Bộ ngay từ buổi đầu mở cõi”.
Trong nếp sống cách suy nghĩ và nói năng, người Nam Bộ thời khẩn hoang thích bộc trực, thẳng thắn, ít thích văn chương rào đón. Có gì thì nói thẳng ra chứ không thích úp úp mở mở. Thêm vào đó là tính tình thường cởi mở, xuề xòa, trọng tấm lòng chân thực chứ không câu nệ câu chữ khách sáo…
Trên đây là sơ lược vài nét về tính cách người Nam Bộ thời khẩn hoang đã được hình thành từ buổi đầu khai hoang mở cõi. Những tính cách đó được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho dù hoàn cảnh tự nhiên và xã hội có thay đổi, những nét tính cách này vẫn để lại dấu ấn tương đối ổn định trong mọi lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây.
Trần Phong Diều
Nói đến tính cách người Nam Bộ, ở đây chúng ta muốn tim hiểu những nét riêng trong cử chỉ, tính cách của người Nam Bộ được thề hiện qua các mối quan hệ trong xã hội. Thực ra người Nam Bộ cũng là một bộ phận cấu thành của dân tộc Việt Nam, cho nên họ cũng có những nét chung nhất định với người Bắc Bộ. Nhưng do điều kiện địa lý, lịch sử và văn hóa khác nhau của từng vùng miền mà tính cách của con người cũng khác nhau. Chúng ta không có tham vọng chỉ ra tính cách đặc trưng của người Nam Bộ, mà chỉ là công việc khảo sát tính cách được phản ảnh qua quá trình khẩn hoang. Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm phần nào về con người và vùng đất ở đây.
Như chúng ta đã biết, trước khi có sự khai phá của những lưu dân đến từ miền Trung và một ít cư dân người Bắc thì đất Nam Bộ chỉ là một vùng rừng rậm hoang vu, thú dữ tràn đầy, tứ bề hiu quạnh. Người dân di cư đứng trước cảnh tượng ban đầu quá xa lạ với những gì họ biết, họ nghĩ khi còn ở quê nhà, đã lo sợ:
Tới đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê.
Chẳng những họ lo sợ trước cành tượng lạ lùng ấy, họ còn sợ hãi trước thú rừng, nào là cọp um, sấu lội, đĩa đeo.
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.
Tiếp theo họ vô cùng lo sợ trước thiên nhiên vô cùng bí ẩn của những buổi đầu khai phá:
Chèo ghe sợ sấu cắn chưn,
Xuống sông sợ đỉa, lên rừng sợ ma.
Nhưng không còn cách nào khác, dù có hoang vu, dù có hiển trở, họ vẫn buộc phải sống, phải chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt. Đất nước ta càng về phương Nam càng là đất lưu đày, đất của những người không có quyền sống trên những mảnh đất đã được khai phá, vì vậy cũng là đất của những người nổi dậy (?). Miền tây Nam Bộ là mảnh đất lưu đày và nổi dậy cuối cùng của Tổ quốc. Đến đây là sơn cùng thủy tận rồi. Đến đây là bến bờ Thái Bình Dương, đến Vịnh Xiêm La mù mịt rồi. Đến đây chỉ có hai con đường, một là không đủ nghị lực sống nữa thì đâm đầu xuống biển mà chết, hai là cố bám lại, đấu tranh để sống”. Vì vậy họ là những người có óc mạo hiểm, hoặc chịu chấp nhận nguy hiểm, hay nói cách khác đó là những người bị buộc phải liều. Cho nên họ coi tính mệnh nhẹ tựa lông hồng, ưa sốns ngang tàng. Ngang tàng ở đây không phải là ngang ngược, lỗ mãng mà chính là tính cách nghĩa khí, chí khí hiên ngang. Họ đối đãi với nhau rất điệu nghệ, sẵn sàng vị nghĩa kinh sinh. Bằng ngược lại trái với đạo nghĩa, họ nhất định không làm dù phải trả giá bằng sinh mạng, họ vẫn một lòng phản đối:
Trời sinh cây cứng lá dai
Gió lay mặc gió, chiều ai không chiều.
Chính tính cách này giúp họ sống hòa thuận với nhau, liên kết cộng đồng, cùng chung sức khẩn hoang, lập ấp. Và với sự nỗ lực không ngừng, mảnh đất hoang vu thuở nào nay đã trù phú, rừng hoang đã rẫy cánh đồng đã bát ngát xanh tươi. Thiên nhiên ngày càng đem đến cho con người nhiều nguồn lợi hơn. Từ đó họ thêm tự hào và yêu quý mảnh đất này hơn.
Phần lớn những người vào Nam khẩn hoang là nông dân nghèo đi tìm đất sống, cho nên bên cạnh việc có sẵn dòng máu truyền thống đoàn kết của dân tộc, họ càng thương yêu đùm bọc nhau hơn, giúp đỡ nhau tạo dựng cuộc sống, nhất là trước một hoàn cảnh hoàn toàn mới lạ và đầy rẫy khó khăn với rừng rậm đầy thú dữ, với sông nhiều cá sấu. Chính cái bí ẩn của thiên nhiên còn hoang sơ với đầy rẫy những hiểm nguy, bất trắc là sợi dây liên kết những con người xa lạ với nhau. Trước cảnh tượng rừng hoang cỏ rậm, đồng ruộng hoang vu nên họ cần phải sống nương tựa vào nhau. Tất cả hết lòng vì việc nghĩa. Điều này hình thành nên tính cách trọng nghĩa khinh tài ở trong họ. Bởi họ ý thức rằng: trước điều kiện thiên nhiên như vậy, nếu chia rẽ là chết. Tinh thần đoàn kết, sống với nhau vì nghĩa không chỉ giúp cho họ sẻ chia công việc với nhau, hợp sức đánh đuổi các loài ác thú, mà còn là để cho có bạn, để giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, ốm đau, “Mà muốn kết đoàn, thì phải sống vì nhau, lo cho nhau, dám xả thân để cứu bạn bè, dám hy sinh vì nghĩa lớn, chứ không phải chỉ biết sống cho riêng mình”.
Đó là nhữn lúc cùng làm, cùng chơi. Còn khi hữu sự, họ chẳng màng đến gian khổ, hiểm nguy để hành hiệp trượng nghĩa, thậm chí sẵn sàng chấp nhận hy sinh tính mạng của mình để làm tròn đạo nghĩa:
Dấn mình vô chốn chông gai,
Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân.
Lao xao sóng bủa dưới lùm,
Thò tay vớt bạn, chết dùm cũng ưng.
Bởi, nếu thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng:
Có câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người như thế cũng phi anh hùng.
Đó là trong lúc hữu sự, còn trong lúc bình thường họ biết quý mến bạn bè. Bởi phần lớn, họ đều là những người xa gốc gác, cội nguồn, họ phải sống nương nhờ bè bạn, tất cả cùng hoạn nạn có nhau – Bán bà con xa, mua láng giềng gần, khác với tâm lý của cư dân Bắc Bộ – Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Nên khi có bạn bè đến chơi, khách đến nhà, dù gia cảnh có bần hàn đến đâu, họ cũng cố gắng đãi đằng bạn một cách tươm tất:
Bắt con cá lóc nướng trui,
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa.
Điều này, cũng được Trịnh Hoài Đức nhận xét trong Gia Định thành thông chí như sau: “Gia Định ở Nam Việt, đất rộng vật thực nhiều, không lo sự đói rét nên nhân dân ít súc tích, tập tục xa hoa, sĩ khí hiên ngang, ở khắp bốn phương, mỗi nhà đều riêng phong tục (…). ở Gia Định có người khách đến nhà, đầu tiên gia chủ dâng trầu cau, sau dâng tiếp cơm bánh tiếp đãi trọng hậu, không kể người thân sơ quen lạ tông tích ở đâu, ắt đều thâu nạp khoản đãi; cho nên người đi chơi không cần đem tiền gạo theo, mà lại có nhiều người lậu xâu trốn thuế đi đến từ xứ này ẩn núp, bởi vì có chỗ dung dưỡng vậy”.
Cũng chính tâm lý này mà mọi người cho rằng người Nam Bộ có tính hào sảng, hiếu khách, trọng tình nghĩa. Nghèo thì nghèo, lo cho bạn chu đáo cái đã, tiền bạc có sá gì, nhân nghĩa mới là điều trọng. Vì vậy, những ai không có nhân nghĩa thì cũng đừng hòng họ đáp lại bằng nhân nghĩa:
Tiền tài như phấn thổ
Nhơn nghĩa tợ thiên kim
Bởi đứt dây nên gỗ mới chìm
Tại ai ở bạc nên mới tìm nơi xa.
Còn nếu sống có tình, có nghĩa thì khó khăn nào họ cũng chịu, gian khổ mấy họ cũng sẵn sàng chấp nhận:
Theo nhau cho trọn đạo trời
Dẫu mà không chiếu trải tơi mà nằm.
Ngoài tính cách trọng nghĩa khinh tài, nghĩa khí hào hiệp, người Nam Bộ còn thể hiện một khí phách hiên ngang, tình cảm rõ ràng, dứt khoát. Họ đã hứa thì phải làm. Nói là một hai là hai, không thay đổi, cho dù sự thay đổi có khi đem lại điều lợi cho họ:
Thuyền dời mà bến chẳng dời,
Khăng khăng một lời quân tử nhất ngôn.
Môi trường đầy thử thách luôn luôn cần những hành động dũng cảm, kịp thời, cần làm nhiều hơn nói, và hễ làm thì làm thật sự, làm tới nơi tới chốn. “Nói một là một, hai là hai”, “Nói như rựa chém dưới đất” là những điều mà dân khai hoang thuộc nằm lòng (…), vì vậy, yêu tình thật thà, ghét thói giả dối, yêu người trung, ghét kẻ nịnh…là những tình cảm mãnh liệt của người dân Nam Bộ ngay từ buổi đầu mở cõi”.
Trong nếp sống cách suy nghĩ và nói năng, người Nam Bộ thời khẩn hoang thích bộc trực, thẳng thắn, ít thích văn chương rào đón. Có gì thì nói thẳng ra chứ không thích úp úp mở mở. Thêm vào đó là tính tình thường cởi mở, xuề xòa, trọng tấm lòng chân thực chứ không câu nệ câu chữ khách sáo…
Trên đây là sơ lược vài nét về tính cách người Nam Bộ thời khẩn hoang đã được hình thành từ buổi đầu khai hoang mở cõi. Những tính cách đó được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho dù hoàn cảnh tự nhiên và xã hội có thay đổi, những nét tính cách này vẫn để lại dấu ấn tương đối ổn định trong mọi lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây.