Post by Admin on Aug 11, 2020 18:05:26 GMT -6
Hỏi thế gian tình ái là chi, mà đôi lứa thề nguyền sống chết?
Có một tình yêu đẹp là điều mà cô gái nào cũng đều theo đuổi. Đặc biệt những câu chuyện tình yêu chấn động đất trời, khiến quỷ khóc Thần sầu được miêu tả trong tiểu thuyết đã khiến độc giả xúc động vương vấn, buồn thương cảm thán mãi không thôi.
Thời xưa cũng có rất nhiều câu chuyện tình yêu làm rung động lòng người về các bậc đế vương, hoàng hậu, và tài tử giai nhân. Điều ấy không khỏi khiến người ta phải cảm thán thốt lên rằng: “Hỏi thế gian tình ái là chi, mà đôi lứa thề nguyền sống chết?”. Tôi cũng cảm nhận sâu sắc nỗi đau khổ vì tình, cảm thấy đời người nếu không có tình yêu thì còn ý nghĩa chi đây? Nhưng trong cuộc sống hiện thực lại không thể tìm được thứ tình yêu son sắt trọn đời đến vậy…
Và đến khi bị tổn thương vì tình, tôi lại tự chữa trị vết thương lòng bằng những câu chuyện tình trong sách, vỗ về an ủi tâm hồn đang bị thương tổn của mình. Lúc ấy một suy nghĩ đột nhiên nẩy ra trong tôi: Tình yêu là sự ích kỷ! Tôi giật mình chấn động. Tình yêu đẹp như vậy sao lại là ích kỷ? Sao có thể như vậy được?
Từ xưa tới nay có biết bao nhiêu văn nhân mặc khách đã không tiếc bút mực để miêu tả những câu chuyện tình yêu đẹp. Những câu chuyện này chẳng phải đều được lưu truyền rộng rãi, được mọi người đón nhận, ngợi ca, sùng bái và học theo sao? Đúng vậy, là một cô gái, một con người với đầy đủ tâm tư, tình cảm, từng hy vọng sẽ gặp được người đàn ông che chở và yêu thương mình, thì đương nhiên cô ấy sẽ không cảm nhận được sự ích kỷ của tình yêu.
Nhưng nếu đặt mình vào vị trí của một bậc trí giả bao dung, không muốn chiếm hữu mà chỉ muốn cho đi, bạn sẽ cảm nhận được rằng tình yêu ích kỷ biết bao. Trong tình yêu chỉ có thế giới của hai người, họ cuộn lại với nhau, hưởng thụ cảm giác hạnh phúc do tình yêu mang lại. Nhưng thế giới của họ lẽ nào chỉ có hai người thôi sao? Những người xung quanh họ phải làm thế nào đây?
Một vị hoàng đế có 3.000 ái thiếp cho riêng bản thân mình. Khi một trong số họ được sủng ái, vậy thì 2.999 cô gái còn lại biết làm sao đây? Ở độ tuổi đẹp nhất họ được gả cho quân vương, nhưng lại vò võ một mình nơi phòng đơn gối chiếc suốt phần đời còn lại, chỉ biết nhìn hoa nở, hoa tàn, cứ mòn mỏi chờ đợi từ khi tóc còn xanh mãi tới khi đầu đã lốm đốm bạc. Ngay cả khuôn mặt của quân vương thế nào họ cũng không được thấy. Vậy thì vị phi tử được sủng ái đó là người hạnh phúc, đã chiếm được trái tim của thánh thượng cho riêng mình, cũng đồng thời chiếm hữu vị trí mà biết bao cô gái đã phải mòn mỏi đợi chờ.
Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân, hay Lương Sơn Bá và Trúc Anh Đài đều là những mẫu hình về câu chuyện tình yêu bất hủ. Trác Văn Quân chạy theo tình riêng của mình để cha mẹ phải gánh chịu biết bao lời cười chê, đàm tiếu của người đời. Mẹ của Lương Sơn Bá khi mất đi con trai đã phải gánh chịu sự thống khổ tiếc thương cả một đời. Đáng lẽ những người này phải tận hiếu báo đáp phụ mẫu, nhưng họ lại vì tình ái của riêng mình mà bỏ mất trách nhiệm đối với cha mẹ.
Còn hoàng đế Thuận Trị xuất gia vì tình, bỏ lại mẹ già cô quả và con thơ ngây dại, thậm chí bỏ cả thiên hạ bách tính mà xuất gia vì vết thương tình cảm, chỉ vì một người phụ nữ mà không dám gánh vác trách nhiệm của một bậc quân vương, trách nhiệm của một người con, trách nhiệm của một người cha.
Trong lịch sử có Âm Lệ Hoa rất mực xinh đẹp, nhân từ và khiêm nhường. Quang Vũ Đế Lưu Tú phong thái quân tử ngời ngời, có thể nói là một cặp trời sinh với Âm Lệ Hoa. Nhưng sau này do rất nhiều nguyên nhân ông lại lập Quách Thánh Thông làm hoàng hậu. Sau này vì lòng đố kỵ của Quách Thánh Thông ông đã phế truất thân phận hoàng hậu của bà, rồi lập Âm Lệ Hoa lên thay. Nếu Lưu Tú và Âm Lệ Hoa không ngưỡng mộ nhau như vậy, không coi nặng cái tình như vậy, mà đặt nặng ân nghĩa nhiều hơn thì có lẽ sẽ không khiến Quách Thánh Thông khởi lòng đố kỵ, thì mọi người đều được bình an vô sự, cũng sẽ không có chuyện Thái hậu Trung Sơn sau này nữa.
Mặc dù sau đó Lưu Tú đã dùng tiền bạc, chức tước thiện đãi Quách Thánh Thông và người nhà của bà để bù đắp lại, nhưng là một người phụ nữ đâu chỉ cần những thứ này. Nhưng Lưu Tú dẫu là bậc quân vương cũng không thể thoát khỏi bị cái tình che mắt. Không bị rung động bởi tài năng, dung mạo, học thức và tính cách của người khác giới mà dùng cái tâm của mình làm chủ đạo đức ân nghĩa để đối đãi với bất kỳ ai mới là đạo lý làm người chân chính.
Tôi kể những câu chuyện trên không phải để chỉ trích các nhân vật trong lịch sử. Dẫu sao thì giữa con người với nhau đều có mối quan hệ nhân duyên. Hơn nữa câu chuyện của họ cũng có ý nghĩa làm gương cho những kẻ phụ tình bạc nghĩa trong xã hội ngày nay. Tôi viết ra những điều này vì tôi cũng đã từng bị câu chuyện tình yêu của họ dày vò, quấn chặt. Hồi còn trẻ tôi đã đọc rất nhiều tiểu thuyết tình yêu của Quỳnh Dao, những câu chuyện này quả thực đã khiến người ta mê đắm trong cái tình. Những nhân vật chính dù sống dù chết cũng sẵn sàng bỏ mặc người thân mà chạy theo tình riêng, qua ngòi bút của nhà văn lại được miêu tả thành thứ tình cảm duy nhất trong sinh mệnh con người.
Trong suốt nửa phần đời trước của mình, tôi đều bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện tình yêu hư ảo huyền hoặc như vậy. Vì lẽ đó thậm chí tôi còn không biết cách chung sống bình thường với những người xung quanh như thế nào. Sau khi kết hôn, tôi chỉ muốn ở bên cạnh chồng con, dốc sức theo đuổi tình yêu của chồng dành cho tôi, tôi coi anh như tài sản riêng của mình mà bài xích tất cả những người khác, gồm cả cha mẹ, anh em của anh ấy. Nếu anh tới thăm cha mẹ hay quan tâm tới anh em họ hàng là tôi lại cảm thấy như có người cướp mất tình yêu của mình, cướp mất tài sản của mình.
Những năm ấy tôi đã không ngừng tranh đấu với những “kẻ thù” do mình tự tạo ra. Giành giật được một chút thì tôi vui khôn xiết, mất đi một chút thì tôi đau khổ ê chề. Để nuôi dưỡng “tình yêu đẹp” này, để hưởng thụ “tình yêu đẹp” này, quả thực tôi đã phải mang thương tích đầy mình, vết thương chồng chất vết thương. Chồng tôi cũng cảm thấy ngột ngạt vì mong muốn chiếm hữu mạnh mẽ của tôi, đã mấy lần cuộc hôn nhân của chúng tôi đứng trên bờ vực sụp đổ.
Mãi cho tới khi tu học Phật Pháp, tôi mới hiểu rằng mối quan hệ giữa con người và con người không chỉ là mối quan hệ giữa nam và nữ, cuộc sống không chỉ có mỗi tình yêu, mà còn có sự thiện đãi và từ bi, còn có tình cảm cha mẹ, tình anh em, còn có tình bằng hữu thân quyến, còn có mối quan hệ với mọi người trong xã hội. Sau đó tôi tu bỏ từng chút một sự chiếm hữu, tu bỏ đi sự ích kỷ, tu bỏ đi sự hẹp hòi của tôi. Tôi phát hiện ra một cái tôi bình yên, khoan dung, lương thiện, nhân từ trong mình đã được hồi sinh. Những điều được gọi là câu chuyện tình yêu đẹp đã biến mất không còn dấu vết trong tâm trí tôi, giờ đây triển hiện trước mắt tôi là thế giới tự do, hài hoà và rộng lớn giữa con người và con người.
Nguồn: Daikynguyenvn.com
Có một tình yêu đẹp là điều mà cô gái nào cũng đều theo đuổi. Đặc biệt những câu chuyện tình yêu chấn động đất trời, khiến quỷ khóc Thần sầu được miêu tả trong tiểu thuyết đã khiến độc giả xúc động vương vấn, buồn thương cảm thán mãi không thôi.
Thời xưa cũng có rất nhiều câu chuyện tình yêu làm rung động lòng người về các bậc đế vương, hoàng hậu, và tài tử giai nhân. Điều ấy không khỏi khiến người ta phải cảm thán thốt lên rằng: “Hỏi thế gian tình ái là chi, mà đôi lứa thề nguyền sống chết?”. Tôi cũng cảm nhận sâu sắc nỗi đau khổ vì tình, cảm thấy đời người nếu không có tình yêu thì còn ý nghĩa chi đây? Nhưng trong cuộc sống hiện thực lại không thể tìm được thứ tình yêu son sắt trọn đời đến vậy…
Và đến khi bị tổn thương vì tình, tôi lại tự chữa trị vết thương lòng bằng những câu chuyện tình trong sách, vỗ về an ủi tâm hồn đang bị thương tổn của mình. Lúc ấy một suy nghĩ đột nhiên nẩy ra trong tôi: Tình yêu là sự ích kỷ! Tôi giật mình chấn động. Tình yêu đẹp như vậy sao lại là ích kỷ? Sao có thể như vậy được?
Từ xưa tới nay có biết bao nhiêu văn nhân mặc khách đã không tiếc bút mực để miêu tả những câu chuyện tình yêu đẹp. Những câu chuyện này chẳng phải đều được lưu truyền rộng rãi, được mọi người đón nhận, ngợi ca, sùng bái và học theo sao? Đúng vậy, là một cô gái, một con người với đầy đủ tâm tư, tình cảm, từng hy vọng sẽ gặp được người đàn ông che chở và yêu thương mình, thì đương nhiên cô ấy sẽ không cảm nhận được sự ích kỷ của tình yêu.
Nhưng nếu đặt mình vào vị trí của một bậc trí giả bao dung, không muốn chiếm hữu mà chỉ muốn cho đi, bạn sẽ cảm nhận được rằng tình yêu ích kỷ biết bao. Trong tình yêu chỉ có thế giới của hai người, họ cuộn lại với nhau, hưởng thụ cảm giác hạnh phúc do tình yêu mang lại. Nhưng thế giới của họ lẽ nào chỉ có hai người thôi sao? Những người xung quanh họ phải làm thế nào đây?
Một vị hoàng đế có 3.000 ái thiếp cho riêng bản thân mình. Khi một trong số họ được sủng ái, vậy thì 2.999 cô gái còn lại biết làm sao đây? Ở độ tuổi đẹp nhất họ được gả cho quân vương, nhưng lại vò võ một mình nơi phòng đơn gối chiếc suốt phần đời còn lại, chỉ biết nhìn hoa nở, hoa tàn, cứ mòn mỏi chờ đợi từ khi tóc còn xanh mãi tới khi đầu đã lốm đốm bạc. Ngay cả khuôn mặt của quân vương thế nào họ cũng không được thấy. Vậy thì vị phi tử được sủng ái đó là người hạnh phúc, đã chiếm được trái tim của thánh thượng cho riêng mình, cũng đồng thời chiếm hữu vị trí mà biết bao cô gái đã phải mòn mỏi đợi chờ.
Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân, hay Lương Sơn Bá và Trúc Anh Đài đều là những mẫu hình về câu chuyện tình yêu bất hủ. Trác Văn Quân chạy theo tình riêng của mình để cha mẹ phải gánh chịu biết bao lời cười chê, đàm tiếu của người đời. Mẹ của Lương Sơn Bá khi mất đi con trai đã phải gánh chịu sự thống khổ tiếc thương cả một đời. Đáng lẽ những người này phải tận hiếu báo đáp phụ mẫu, nhưng họ lại vì tình ái của riêng mình mà bỏ mất trách nhiệm đối với cha mẹ.
Còn hoàng đế Thuận Trị xuất gia vì tình, bỏ lại mẹ già cô quả và con thơ ngây dại, thậm chí bỏ cả thiên hạ bách tính mà xuất gia vì vết thương tình cảm, chỉ vì một người phụ nữ mà không dám gánh vác trách nhiệm của một bậc quân vương, trách nhiệm của một người con, trách nhiệm của một người cha.
Trong lịch sử có Âm Lệ Hoa rất mực xinh đẹp, nhân từ và khiêm nhường. Quang Vũ Đế Lưu Tú phong thái quân tử ngời ngời, có thể nói là một cặp trời sinh với Âm Lệ Hoa. Nhưng sau này do rất nhiều nguyên nhân ông lại lập Quách Thánh Thông làm hoàng hậu. Sau này vì lòng đố kỵ của Quách Thánh Thông ông đã phế truất thân phận hoàng hậu của bà, rồi lập Âm Lệ Hoa lên thay. Nếu Lưu Tú và Âm Lệ Hoa không ngưỡng mộ nhau như vậy, không coi nặng cái tình như vậy, mà đặt nặng ân nghĩa nhiều hơn thì có lẽ sẽ không khiến Quách Thánh Thông khởi lòng đố kỵ, thì mọi người đều được bình an vô sự, cũng sẽ không có chuyện Thái hậu Trung Sơn sau này nữa.
Mặc dù sau đó Lưu Tú đã dùng tiền bạc, chức tước thiện đãi Quách Thánh Thông và người nhà của bà để bù đắp lại, nhưng là một người phụ nữ đâu chỉ cần những thứ này. Nhưng Lưu Tú dẫu là bậc quân vương cũng không thể thoát khỏi bị cái tình che mắt. Không bị rung động bởi tài năng, dung mạo, học thức và tính cách của người khác giới mà dùng cái tâm của mình làm chủ đạo đức ân nghĩa để đối đãi với bất kỳ ai mới là đạo lý làm người chân chính.
Tôi kể những câu chuyện trên không phải để chỉ trích các nhân vật trong lịch sử. Dẫu sao thì giữa con người với nhau đều có mối quan hệ nhân duyên. Hơn nữa câu chuyện của họ cũng có ý nghĩa làm gương cho những kẻ phụ tình bạc nghĩa trong xã hội ngày nay. Tôi viết ra những điều này vì tôi cũng đã từng bị câu chuyện tình yêu của họ dày vò, quấn chặt. Hồi còn trẻ tôi đã đọc rất nhiều tiểu thuyết tình yêu của Quỳnh Dao, những câu chuyện này quả thực đã khiến người ta mê đắm trong cái tình. Những nhân vật chính dù sống dù chết cũng sẵn sàng bỏ mặc người thân mà chạy theo tình riêng, qua ngòi bút của nhà văn lại được miêu tả thành thứ tình cảm duy nhất trong sinh mệnh con người.
Trong suốt nửa phần đời trước của mình, tôi đều bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện tình yêu hư ảo huyền hoặc như vậy. Vì lẽ đó thậm chí tôi còn không biết cách chung sống bình thường với những người xung quanh như thế nào. Sau khi kết hôn, tôi chỉ muốn ở bên cạnh chồng con, dốc sức theo đuổi tình yêu của chồng dành cho tôi, tôi coi anh như tài sản riêng của mình mà bài xích tất cả những người khác, gồm cả cha mẹ, anh em của anh ấy. Nếu anh tới thăm cha mẹ hay quan tâm tới anh em họ hàng là tôi lại cảm thấy như có người cướp mất tình yêu của mình, cướp mất tài sản của mình.
Những năm ấy tôi đã không ngừng tranh đấu với những “kẻ thù” do mình tự tạo ra. Giành giật được một chút thì tôi vui khôn xiết, mất đi một chút thì tôi đau khổ ê chề. Để nuôi dưỡng “tình yêu đẹp” này, để hưởng thụ “tình yêu đẹp” này, quả thực tôi đã phải mang thương tích đầy mình, vết thương chồng chất vết thương. Chồng tôi cũng cảm thấy ngột ngạt vì mong muốn chiếm hữu mạnh mẽ của tôi, đã mấy lần cuộc hôn nhân của chúng tôi đứng trên bờ vực sụp đổ.
Mãi cho tới khi tu học Phật Pháp, tôi mới hiểu rằng mối quan hệ giữa con người và con người không chỉ là mối quan hệ giữa nam và nữ, cuộc sống không chỉ có mỗi tình yêu, mà còn có sự thiện đãi và từ bi, còn có tình cảm cha mẹ, tình anh em, còn có tình bằng hữu thân quyến, còn có mối quan hệ với mọi người trong xã hội. Sau đó tôi tu bỏ từng chút một sự chiếm hữu, tu bỏ đi sự ích kỷ, tu bỏ đi sự hẹp hòi của tôi. Tôi phát hiện ra một cái tôi bình yên, khoan dung, lương thiện, nhân từ trong mình đã được hồi sinh. Những điều được gọi là câu chuyện tình yêu đẹp đã biến mất không còn dấu vết trong tâm trí tôi, giờ đây triển hiện trước mắt tôi là thế giới tự do, hài hoà và rộng lớn giữa con người và con người.
Nguồn: Daikynguyenvn.com