Post by Admin on Aug 10, 2020 6:43:24 GMT -6
Tô Đông Pha là kỳ tài hiếm gặp cả nghìn năm của Á Đông. Giỏi cổ văn, thơ phú, lại vẽ giỏi, viết chữ đẹp… ông cũng nổi tiếng là một tài tử đa tình. Trong nhà ông có khá nhiều tì thiếp nhưng các bà luôn hòa thuận với nhau bởi Tô Đông Pha cũng là người có đức cao vọng trọng, quản trị gia đình mềm dẻo, khéo léo. Ông có một người thiếp bé là nàng Triêu Vân rất được yêu chiều, xứng là hồng nhan tri kỷ một đời.
Tình cờ, trong một lần tìm tư liệu, chúng tôi gặp được cuốn sách rất hay của tác giả Huyền Viêm có tựa đề: “Trung Hoa: tình, thơ và mộng”. Sách kể khá nhiều chuyện ngoài lề của các tài tử và giai nhân, dường như đã làm sống lại cả một lịch sử đầy đẹp đẽ, lãng mạn. Tô Đông Pha được nhắc đến khá nhiều trong cuốn sách này với mối tình nửa vợ chồng, nửa là tri kỷ của ông cùng nàng Triêu Vân.
Chúng tôi đọc mà không ngớt lời khen, nay xin được mạn phép tác giả Huyền Viêm trích ra đây để có thêm nhiều độc giả nữa cùng chia sẻ thú vui đọc sách. Lại trộm nghĩ, các đấng mày râu đọc xong chuyện này ắt là cũng muốn tìm được một ý trung nhân tuyệt vời như vậy. Người vợ của ta đâu phải chỉ là người ngày đêm đầu gối tay ấp mặn nồng yêu thương, cũng đâu phải chỉ là “nội tướng” chăm lo gia phong, nếp nhà và nuôi dạy con cái? Họ, hơn hết và tuyệt vời hơn cả, chính là kẻ tri kỷ của ta, có thể thấu hiểu và cảm thông cho tất cả những nỗi niềm của lòng ta. Ôi, tìm được tri kỷ đã khó, biết kiếm đâu ra hồng nhan tri kỷ đây! Chuyện kể rằng…
***
Trong số các tì thiếp của mình, Tô Đông Pha yêu nhất nàng Triêu Vân. Nàng trẻ trung, xinh đẹp lại thông minh, giúp ông được nhiều việc. Lúc về với ông, nàng chưa biết chữ nhưng nhờ ông chuyên tâm dạy dỗ và nàng chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu nàng đã đọc thông viết thạo.
Cuộc gặp gỡ Triêu Vân là một sự may mắn lạ lùng. Khi bị biếm đến Hàng Châu, Tô Đông Pha thường hay ra chơi Tây hồ, một thắng cảnh nổi tiếng tại tỉnh này. Ven bờ Tây hồ, trong các vườn hoa ngào ngạt hương thơm có những trà thất nên thơ bên cạnh các hàng liễu rủ, đêm đêm vang lên tiếng đàn tiếng ca thánh thót, du dương của các nàng ca nhi xinh như mộng.
Triêu Vân là một trong số các nàng ấy, bấy giờ mới hơn mười tuổi nhưng tài sắc của nàng nổi bật hẳn lên giữa đám ca nhi làm say lòng biết bao vương tôn công tử. Nàng có giọng ca rất lạ, khi trầm lắng như nghẹn ngào nức nở, khi mượt mà, bay bổng như ngọn gió mát lành trên mặt nước Tây hồ. Những bài từ của Tô Đông Pha chỉ có nàng ca là hay hơn cả khiến cho bao trái tim như ngừng đập và ông Tô rung động bồi hồi. Tình yêu bắt nguồn từ đó.
Nàng Vương Nhuận Chi biết chuyện nhưng không hề ghen tức. Một lần nàng đến tìm gặp Triêu Vân rồi về nói với chồng :
– Cô gái xinh đẹp này rồi sẽ rất cần cho nhà sau này đấy. Thiếp sẽ mua Triêu Vân.
Và nàng Vương đã giữ lời. Ít lâu sau, Triêu Vân về với ông và nhanh chóng trở thành một đôi uyên ương tương đắc mặc dù tuổi tác khá chênh lệch: nàng kém ông những 27 tuổi ! Vương Nhuận Chi coi nàng như cô em gái bé bỏng, và khi đến Hoàng Châu, nàng đã chính thức cưới Triêu Vân để làm thiếp cho chồng. Ông Tô rất mến phục nàng về việc ấy.
Đông Pha yêu Triêu Vân không chỉ vì nàng xinh đẹp, thông minh mà còn vì nàng là tri kỷ của ông, rất hiểu lòng ông, tâm đầu ý hợp. Vương Thế Trinh, người đời Minh, kể trong “Điệu hước biên” rằng:
“Một hôm Đông Pha đi chầu vua về, ăn no, lấy tay xoa bụng đi lại trong dinh, hỏi những người theo hầu :
– Các ngươi hãy đoán xem cái gì trong này?
Kẻ thì bảo toàn là văn chương cả, người thì thưa nơi chứa ruột gan, kẻ thì cho là toàn cao lương mỹ vị. Đông Pha vẫn không hài lòng. Đến lượt mình, Triêu Vân cười đáp:
– Kẻ sĩ của triều đình nhưng ôm trong bụng toàn những thứ không hợp thời cả (nguyên văn: triều sĩ nhất đỗ bì bất hợp thời nghi).
Đông Pha thích chí cười ha hả”.
Ấy là nàng rất hiểu lòng ông. Bấy giờ phe tân đảng của Vương An Thạch, Chương Đôn, Lữ Huệ Khanh, Lý Định đang muốn dùng “biến pháp” để cải cách nền chính trị lạc hậu của nhà Tống, còn Đông Pha thì theo cựu đảng của Tư Mã Quang chống lại biến pháp của Vương An Thạch nên nhiều phen bị phe tân đảng tâu vua giáng chức và đày ông tới những nơi cùng tịch, khổ sở thiếu thốn trăm bề.
Khi ông bị Chương Đôn lưu đày xuống Huệ Châu (Quảng Đông) chỉ có mình Triêu Vân theo hầu, các tì thiếp khác chịu cực không nổi nên bỏ đi cả rồi, nàng Vương Nhuận Chi đã mất. Có lần trò chuyện, Đông Pha nói với Triêu Vân:
– Mọi người ai cũng bảo ta có phúc hơn Bạch Cư Dị.
– Nhà nói thế là có ý gì?
– Khi Bạch Cư Dị bị giáng chức và bị biếm ra làm Tư mã Giang Châu, người thiếp yêu của ông đã bỏ đi lấy chồng, còn nàng thì luôn luôn theo sát bên ta đến tận chân trời góc bể vào những lúc hoạn nạn khó khăn nhất. Thế chẳng phải là ta có phúc hơn Bạch Cư Dị sao?
Triêu Vân khe khẽ cúi đầu, nước mắt rưng rưng.
Triêu Vân yêu quý chồng hơn hẳn hai bà trước, vui lòng chia sẻ với chồng những nỗi cực khổ gian nan nên ông rất quý nàng, thường làm thơ ca tụng. Ông bảo Triêu Vân là nàng tiên trên trời bị đọa xuống trần để trả nợ thay ông. Năm 1083 Triêu Vân sinh một đứa con trai nhưng không nuôi được. Đông Pha cho rằng vì mình thông minh và tài hoa quá nên thường hay gặp nạn, con cái thì hữu sinh vô dưỡng, bèn làm thơ tự mỉa mình:
Đãn nguyện tử tôn ngu thả độn
Vô tai vô hại đáo công khanh
(Chỉ mong con cháu ngu và xuẩn
Bình an vô sự mà tới chức công khanh)
Một buổi chiều có gió heo may và sương thu lạnh, Đông Pha ngồi chơi với Triêu Vân. Ông bảo nàng cầm cốc rượu làm phách đánh nhịp, hát bài từ của ông theo điệu “Điệp luyến hoa”. Triêu Vân vừa ca vừa khóc. Ông hỏi tại sao. Nàng chỉ vào hai câu:
Chi thượng liễu miên xuy hựu thiểu
Thiên nhai hà xứ vô phương thảo
(Tơ liễu trên cành phơ phất gió
Nơi chân trời, chẳng nơi nào là không có cỏ thơm)
Ông cười lớn :
– Ta ngậm ngùi với mùa thu mà nàng thì khóc với mùa xuân!
Ở Huệ Châu chưa được bao lâu thì tể tướng Chương Đôn lại có lệnh đày ông Tô ra đảo Hải Nam, một hòn đảo bấy giờ chỉ có thổ dân man rợ và muốn ông chết ở đấy. Ông Tô muốn để gia đình ở lại Huệ Châu, chỉ một mình ra đảo nhưng Triêu Vân không chịu :
– Không ai chăm sóc chồng bằng vợ. Lúc chị Vương Nhuận Chi sắp mất, thiếp có hứa với chị là suốt đời cùng sống chết với nhà. Hãy để cho thiếp giữ trọn lời hứa, cho thiếp đi theo, thiếp sẵn sàng chịu mọi nỗi gian truân của kẻ đi đày.
Ông Tô rất xúc động, khôn ngăn đôi dòng lệ.
Nhưng chưa kịp ra đảo thì nàng đã ốm nặng rồi từ trần (1096). Một cơn sốt rét ác tính đã cướp đi mạng sống của nàng lúc mới 34 tuổi. Ông Tô gục xuống bên nàng để mặc cho dòng lệ tuôn trào như suối. Ông không chỉ khóc cho một người vợ mà còn khóc cho một người tri âm, tri kỷ không dễ gì gặp được trên đời. Ông an táng nàng trước một rừng thông, cạnh một ngôi chùa và viết bài minh trên mộ chí :
“Thị thiếp của Đông Pha tiên sinh là Triêu Vân, tự Tử Hà, họ Vương thị, người Tiền Đường. Thông minh và thích việc nghĩa, thờ tiên sinh 23 năm, một mực trung và kính. Năm Thiệu Thánh thứ ba (1096), tháng bảy, ngày Nhâm Thìn, mất ở Huệ Châu, 34 tuổi. Tháng tám, ngày Canh Thân, táng trên Phong Hồ, phía đông nam chùa Thê Hiền. Sinh con tên Độn, chưa đầy năm đã yểu. Nàng thường theo tì khưu ni Nghĩa Xung học Phật pháp, cũng biết sơ qua đại ý. Lúc sắp chết, tụng bốn câu kệ trong kinh Kim Cương rồi tuyệt”.
Ông làm thơ khóc nàng, lời lẽ rất xót xa cảm động, ví nàng như đám mạ đã xanh nhưng chưa kịp trổ đòng đòng, người có tư chất tốt mà chết sớm, chưa làm được việc gì có ích. Đó là mệnh trời ư? (Miêu nhi bất tú khởi kỳ thiên!).
Từ đó cảnh già của ông ở đảo Hải Nam thật cô đơn buồn tẻ. Tháng giêng năm 1100, vua Triết Tông băng lúc mới 24 tuổi. Vị hoàng tử duy nhất, con trai ông, chết lúc ba tháng tuổi. Vì thế ngôi vua lại về tay Huy Tông, chú của Triết Tông. Lên ngôi xong, công việc đầu tiên của Huy Tông là cách chức tể tướng Chương Đôn và đày đi Lôi Châu rồi cho phục chức tất cả các đại thần bị Chương Đôn đày ải, truy phong cho những người đã bị Chương Đôn sát hại.
Thế là Tô Đông Pha được ân xá, rời đảo Hải Nam để lên đường về bắc. Nhưng bấy giờ ông đã già yếu lắm rồi, nhất là sau nhiều năm bị đày ải. Chỉ một năm sau ông đã từ trần tại Thường Châu (1101) thọ 65 tuổi, kết thúc một cuộc đời tài hoa lận đận.
***
Ôi, quả đúng là hồng nhan bạc phận, đời người như bóng câu qua cửa sổ, số kiếp biết được là bao! Nàng Triêu Vân ý hợp tâm đầu của thi sĩ họ Tô đến với ông sớm mà từ giã ông cũng thật vội biết bao! Xưa nay, giới văn nhân mặc khách chỉ thẹn một điều duy nhất là không thể tỏ lòng cùng người tri kỷ. Ấy vậy mà có những người cả đời tìm được tri kỷ rồi lại đánh mất trong cơn gió bụi của kiếp phong trần. Đáng buồn lắm thay, đáng hận lắm thay! Ta là kẻ hậu sinh, sau cả nghìn năm đọc lại chuyện cũ của cổ nhân mà lòng cũng khôn cầm được xa xót. Trách chi kẻ trong cuộc đương thời lại càng chẳng bàng hoàng, đau đớn lắm ru? Rồi ta lại nghĩ cho một kiếp đời con người nhỏ bé giữa vũ trụ vô tận này, sinh mệnh ấy thực chẳng khác nào một cái chớp mắt là trôi qua. Đời người ngắn lắm, kiếp vô thường sinh tử thực chẳng thể biết được thế nào. Mới hay:
Vạn dặm Trường Giang tuôn biển lớn
Sóng sau sóng trước chẳng quay đầu
Xưa nay kẻ sĩ tìm tri kỷ
Trăm năm luống thẹn chẳng gặp nhau
Tiểu Lý
Tình cờ, trong một lần tìm tư liệu, chúng tôi gặp được cuốn sách rất hay của tác giả Huyền Viêm có tựa đề: “Trung Hoa: tình, thơ và mộng”. Sách kể khá nhiều chuyện ngoài lề của các tài tử và giai nhân, dường như đã làm sống lại cả một lịch sử đầy đẹp đẽ, lãng mạn. Tô Đông Pha được nhắc đến khá nhiều trong cuốn sách này với mối tình nửa vợ chồng, nửa là tri kỷ của ông cùng nàng Triêu Vân.
Chúng tôi đọc mà không ngớt lời khen, nay xin được mạn phép tác giả Huyền Viêm trích ra đây để có thêm nhiều độc giả nữa cùng chia sẻ thú vui đọc sách. Lại trộm nghĩ, các đấng mày râu đọc xong chuyện này ắt là cũng muốn tìm được một ý trung nhân tuyệt vời như vậy. Người vợ của ta đâu phải chỉ là người ngày đêm đầu gối tay ấp mặn nồng yêu thương, cũng đâu phải chỉ là “nội tướng” chăm lo gia phong, nếp nhà và nuôi dạy con cái? Họ, hơn hết và tuyệt vời hơn cả, chính là kẻ tri kỷ của ta, có thể thấu hiểu và cảm thông cho tất cả những nỗi niềm của lòng ta. Ôi, tìm được tri kỷ đã khó, biết kiếm đâu ra hồng nhan tri kỷ đây! Chuyện kể rằng…
***
Trong số các tì thiếp của mình, Tô Đông Pha yêu nhất nàng Triêu Vân. Nàng trẻ trung, xinh đẹp lại thông minh, giúp ông được nhiều việc. Lúc về với ông, nàng chưa biết chữ nhưng nhờ ông chuyên tâm dạy dỗ và nàng chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu nàng đã đọc thông viết thạo.
Cuộc gặp gỡ Triêu Vân là một sự may mắn lạ lùng. Khi bị biếm đến Hàng Châu, Tô Đông Pha thường hay ra chơi Tây hồ, một thắng cảnh nổi tiếng tại tỉnh này. Ven bờ Tây hồ, trong các vườn hoa ngào ngạt hương thơm có những trà thất nên thơ bên cạnh các hàng liễu rủ, đêm đêm vang lên tiếng đàn tiếng ca thánh thót, du dương của các nàng ca nhi xinh như mộng.
Triêu Vân là một trong số các nàng ấy, bấy giờ mới hơn mười tuổi nhưng tài sắc của nàng nổi bật hẳn lên giữa đám ca nhi làm say lòng biết bao vương tôn công tử. Nàng có giọng ca rất lạ, khi trầm lắng như nghẹn ngào nức nở, khi mượt mà, bay bổng như ngọn gió mát lành trên mặt nước Tây hồ. Những bài từ của Tô Đông Pha chỉ có nàng ca là hay hơn cả khiến cho bao trái tim như ngừng đập và ông Tô rung động bồi hồi. Tình yêu bắt nguồn từ đó.
Nàng Vương Nhuận Chi biết chuyện nhưng không hề ghen tức. Một lần nàng đến tìm gặp Triêu Vân rồi về nói với chồng :
– Cô gái xinh đẹp này rồi sẽ rất cần cho nhà sau này đấy. Thiếp sẽ mua Triêu Vân.
Và nàng Vương đã giữ lời. Ít lâu sau, Triêu Vân về với ông và nhanh chóng trở thành một đôi uyên ương tương đắc mặc dù tuổi tác khá chênh lệch: nàng kém ông những 27 tuổi ! Vương Nhuận Chi coi nàng như cô em gái bé bỏng, và khi đến Hoàng Châu, nàng đã chính thức cưới Triêu Vân để làm thiếp cho chồng. Ông Tô rất mến phục nàng về việc ấy.
Đông Pha yêu Triêu Vân không chỉ vì nàng xinh đẹp, thông minh mà còn vì nàng là tri kỷ của ông, rất hiểu lòng ông, tâm đầu ý hợp. Vương Thế Trinh, người đời Minh, kể trong “Điệu hước biên” rằng:
“Một hôm Đông Pha đi chầu vua về, ăn no, lấy tay xoa bụng đi lại trong dinh, hỏi những người theo hầu :
– Các ngươi hãy đoán xem cái gì trong này?
Kẻ thì bảo toàn là văn chương cả, người thì thưa nơi chứa ruột gan, kẻ thì cho là toàn cao lương mỹ vị. Đông Pha vẫn không hài lòng. Đến lượt mình, Triêu Vân cười đáp:
– Kẻ sĩ của triều đình nhưng ôm trong bụng toàn những thứ không hợp thời cả (nguyên văn: triều sĩ nhất đỗ bì bất hợp thời nghi).
Đông Pha thích chí cười ha hả”.
Ấy là nàng rất hiểu lòng ông. Bấy giờ phe tân đảng của Vương An Thạch, Chương Đôn, Lữ Huệ Khanh, Lý Định đang muốn dùng “biến pháp” để cải cách nền chính trị lạc hậu của nhà Tống, còn Đông Pha thì theo cựu đảng của Tư Mã Quang chống lại biến pháp của Vương An Thạch nên nhiều phen bị phe tân đảng tâu vua giáng chức và đày ông tới những nơi cùng tịch, khổ sở thiếu thốn trăm bề.
Khi ông bị Chương Đôn lưu đày xuống Huệ Châu (Quảng Đông) chỉ có mình Triêu Vân theo hầu, các tì thiếp khác chịu cực không nổi nên bỏ đi cả rồi, nàng Vương Nhuận Chi đã mất. Có lần trò chuyện, Đông Pha nói với Triêu Vân:
– Mọi người ai cũng bảo ta có phúc hơn Bạch Cư Dị.
– Nhà nói thế là có ý gì?
– Khi Bạch Cư Dị bị giáng chức và bị biếm ra làm Tư mã Giang Châu, người thiếp yêu của ông đã bỏ đi lấy chồng, còn nàng thì luôn luôn theo sát bên ta đến tận chân trời góc bể vào những lúc hoạn nạn khó khăn nhất. Thế chẳng phải là ta có phúc hơn Bạch Cư Dị sao?
Triêu Vân khe khẽ cúi đầu, nước mắt rưng rưng.
Triêu Vân yêu quý chồng hơn hẳn hai bà trước, vui lòng chia sẻ với chồng những nỗi cực khổ gian nan nên ông rất quý nàng, thường làm thơ ca tụng. Ông bảo Triêu Vân là nàng tiên trên trời bị đọa xuống trần để trả nợ thay ông. Năm 1083 Triêu Vân sinh một đứa con trai nhưng không nuôi được. Đông Pha cho rằng vì mình thông minh và tài hoa quá nên thường hay gặp nạn, con cái thì hữu sinh vô dưỡng, bèn làm thơ tự mỉa mình:
Đãn nguyện tử tôn ngu thả độn
Vô tai vô hại đáo công khanh
(Chỉ mong con cháu ngu và xuẩn
Bình an vô sự mà tới chức công khanh)
Một buổi chiều có gió heo may và sương thu lạnh, Đông Pha ngồi chơi với Triêu Vân. Ông bảo nàng cầm cốc rượu làm phách đánh nhịp, hát bài từ của ông theo điệu “Điệp luyến hoa”. Triêu Vân vừa ca vừa khóc. Ông hỏi tại sao. Nàng chỉ vào hai câu:
Chi thượng liễu miên xuy hựu thiểu
Thiên nhai hà xứ vô phương thảo
(Tơ liễu trên cành phơ phất gió
Nơi chân trời, chẳng nơi nào là không có cỏ thơm)
Ông cười lớn :
– Ta ngậm ngùi với mùa thu mà nàng thì khóc với mùa xuân!
Ở Huệ Châu chưa được bao lâu thì tể tướng Chương Đôn lại có lệnh đày ông Tô ra đảo Hải Nam, một hòn đảo bấy giờ chỉ có thổ dân man rợ và muốn ông chết ở đấy. Ông Tô muốn để gia đình ở lại Huệ Châu, chỉ một mình ra đảo nhưng Triêu Vân không chịu :
– Không ai chăm sóc chồng bằng vợ. Lúc chị Vương Nhuận Chi sắp mất, thiếp có hứa với chị là suốt đời cùng sống chết với nhà. Hãy để cho thiếp giữ trọn lời hứa, cho thiếp đi theo, thiếp sẵn sàng chịu mọi nỗi gian truân của kẻ đi đày.
Ông Tô rất xúc động, khôn ngăn đôi dòng lệ.
Nhưng chưa kịp ra đảo thì nàng đã ốm nặng rồi từ trần (1096). Một cơn sốt rét ác tính đã cướp đi mạng sống của nàng lúc mới 34 tuổi. Ông Tô gục xuống bên nàng để mặc cho dòng lệ tuôn trào như suối. Ông không chỉ khóc cho một người vợ mà còn khóc cho một người tri âm, tri kỷ không dễ gì gặp được trên đời. Ông an táng nàng trước một rừng thông, cạnh một ngôi chùa và viết bài minh trên mộ chí :
“Thị thiếp của Đông Pha tiên sinh là Triêu Vân, tự Tử Hà, họ Vương thị, người Tiền Đường. Thông minh và thích việc nghĩa, thờ tiên sinh 23 năm, một mực trung và kính. Năm Thiệu Thánh thứ ba (1096), tháng bảy, ngày Nhâm Thìn, mất ở Huệ Châu, 34 tuổi. Tháng tám, ngày Canh Thân, táng trên Phong Hồ, phía đông nam chùa Thê Hiền. Sinh con tên Độn, chưa đầy năm đã yểu. Nàng thường theo tì khưu ni Nghĩa Xung học Phật pháp, cũng biết sơ qua đại ý. Lúc sắp chết, tụng bốn câu kệ trong kinh Kim Cương rồi tuyệt”.
Ông làm thơ khóc nàng, lời lẽ rất xót xa cảm động, ví nàng như đám mạ đã xanh nhưng chưa kịp trổ đòng đòng, người có tư chất tốt mà chết sớm, chưa làm được việc gì có ích. Đó là mệnh trời ư? (Miêu nhi bất tú khởi kỳ thiên!).
Từ đó cảnh già của ông ở đảo Hải Nam thật cô đơn buồn tẻ. Tháng giêng năm 1100, vua Triết Tông băng lúc mới 24 tuổi. Vị hoàng tử duy nhất, con trai ông, chết lúc ba tháng tuổi. Vì thế ngôi vua lại về tay Huy Tông, chú của Triết Tông. Lên ngôi xong, công việc đầu tiên của Huy Tông là cách chức tể tướng Chương Đôn và đày đi Lôi Châu rồi cho phục chức tất cả các đại thần bị Chương Đôn đày ải, truy phong cho những người đã bị Chương Đôn sát hại.
Thế là Tô Đông Pha được ân xá, rời đảo Hải Nam để lên đường về bắc. Nhưng bấy giờ ông đã già yếu lắm rồi, nhất là sau nhiều năm bị đày ải. Chỉ một năm sau ông đã từ trần tại Thường Châu (1101) thọ 65 tuổi, kết thúc một cuộc đời tài hoa lận đận.
***
Ôi, quả đúng là hồng nhan bạc phận, đời người như bóng câu qua cửa sổ, số kiếp biết được là bao! Nàng Triêu Vân ý hợp tâm đầu của thi sĩ họ Tô đến với ông sớm mà từ giã ông cũng thật vội biết bao! Xưa nay, giới văn nhân mặc khách chỉ thẹn một điều duy nhất là không thể tỏ lòng cùng người tri kỷ. Ấy vậy mà có những người cả đời tìm được tri kỷ rồi lại đánh mất trong cơn gió bụi của kiếp phong trần. Đáng buồn lắm thay, đáng hận lắm thay! Ta là kẻ hậu sinh, sau cả nghìn năm đọc lại chuyện cũ của cổ nhân mà lòng cũng khôn cầm được xa xót. Trách chi kẻ trong cuộc đương thời lại càng chẳng bàng hoàng, đau đớn lắm ru? Rồi ta lại nghĩ cho một kiếp đời con người nhỏ bé giữa vũ trụ vô tận này, sinh mệnh ấy thực chẳng khác nào một cái chớp mắt là trôi qua. Đời người ngắn lắm, kiếp vô thường sinh tử thực chẳng thể biết được thế nào. Mới hay:
Vạn dặm Trường Giang tuôn biển lớn
Sóng sau sóng trước chẳng quay đầu
Xưa nay kẻ sĩ tìm tri kỷ
Trăm năm luống thẹn chẳng gặp nhau
Tiểu Lý