Post by Admin on Aug 7, 2020 18:57:04 GMT -6
Khi lập gia đình, chắc hẳn bất cứ người đàn ông nào cũng mong có được một người vợ hiền làm bạn trăm năm, đồng thời cha mẹ chồng nào cũng ước ao có được một nàng dâu thảo trong gia đình.
1. Duyên dáng, dịu dàng
Người phụ nữ hấp dẫn phái mạnh trước hết là cái nét duyên dáng, dịu dàng. Sắc đẹp bề ngoài thì có thể phai nhòa theo thời gian, nhưng nét duyên nơi người phụ nữ sẽ còn mãi. Duyên dáng là vẻ đẹp thâm sâu nơi tâm hồn tỏ lộ bên ngoài. Vẻ đẹp ấy không do son phấn mà do sự mềm mại của nữ tính và sự dịu dàng của trái tim đầy yêu thương. Do vậy, sự duyên dáng và dịu dàng nơi người nữ chính là nét đẹp tự nhiên dễ quyến rũ người đàn ông nhất. Ca dao VN có bài mười thương, trong đó đề cao mấy thương: “Một thương tóc bỏ đuôi gà, / Hai thương ăn nói mặn mà có duyên… Bảy thương nết ở khôn ngoan, / Tám thương ăn nói dịu dàng thêm xinh…”
2. Hiền lành, nết na và chung thủy
Có thể nói không người chồng nào mà không mong ước vợ mình luôn thực sự là một người phụ nữ hiền lành, nết na và chung thủy. Sách Châm ngôn có câu: “Ai tìm được vợ hiền là tìm thấy hạnh phúc, và tìm thấy được ơn Đức Chúa ban (Cn 18,22)”. Còn sách Huấn ca cũng viết như sau: “Phúc thay ai cưới được vợ hiền, / tuổi thọ sẽ tăng lên gấp đôi. Vợ đảm đang khiến chồng được sung sướng, / được an vui suốt cả cuộc đời. Vợ hiền là số tốt phận may, / dành cho những người kính sợ Đức Chúa…” (Hc 26, 1-3).
Trên thực tế, người phụ nữ hiền lành, nết na sẽ rất cần thiết cho hạnh phúc gia đình bởi người mẹ ảnh hưởng việc nuôi dạy con nhiều hơn người cha, dạy dỗ chúng yêu thương và kính sợ Chúa. Và điều đáng sợ nhất là người đàn bà lúc nào cũng sẵn sàng gây sự, tức giận, quát mắng. Khi đó thà rằng ở độc thân suốt đời còn hơn gặp vợ dữ dằn.
Người vợ nết na hiền ngoan thì cũng sẽ chung thủy, bởi người đó sẽ chuyên lo vun quén hạnh phúc gia đình mình hơn là tìm những thú vui bên ngoài. Người vợ ngoan hiền ấy biết xây dựng mái ấm gia đình, làm cho cả nhà vui vẻ, chồng con được bảo toàn: “Phụ nữ khôn ngoan xây dựng cửa nhà, phụ nữ dại dột tự tay phá đổ” (Cn 14,1). Nếu thiếu đức tính này gia đình trở thành một địa ngục, người chồng không muốn về nhà, con cái chỉ mong bỏ nhà ra đi.
3. Nói ít, nghe nhiều
Thường thì trong gia đình, phụ nữ nói nhiều hơn đàn ông. Chính vì vậy mà có câu “Vợ chồng sẽ sống bình an nếu chàng giả điếc và nàng giả câm” (Richard Taverner). Để cả hai không phải giả câm giả điếc thì tốt nhất người vợ nên nói ít và biết lắng nghe nhiều hơn. Nói ít để tránh những va vấp, sai lầm vì ông bà ta thường nói “Đa ngôn đa quá”. Biết lắng nghe sẽ giúp vợ hiểu chồng hơn, nhất là tránh được những ngộ nhận đáng tiếc có thể gây nên mối bất hòa nặng nề trong gia đình. Có người đã chia sẻ kinh nghiệm sau: “Nàng la lối thì tôi nghe; tôi chê bai thì nàng nghe. Và kỳ lạ thay…mọi chuyện đều trôi chảy tốt đẹp”.
4. Đảm đang, tháo vát việc nhà
Đảm đang tháo vát việc nhà cửa vốn được coi là cái đức hàng đầu trong tứ đức mà người phụ nữ VN nào cũng biết. Đó là “Công, dung, ngôn, hạnh”. Trong Kinh thánh cũng có câu: “Vợ đảm đang khiến chồng được sung sướng, được an vui suốt cả cuộc đời.” (Hc 26, 2). Chắc chắn người chồng và cả gia đình nhà chồng sẽ rất hãnh diện khi có được một người vợ, một người con dâu siêng năng, cần mẫn chu toàn trách nhiệm nội tướng trong gia đình.
Đảm đang không chỉ là quán xuyến công việc nội trợ, bếp núc, chăm sóc con cái, mà còn bao gồm cả những việc hệ trọng khác trong gia đình. Nếu chồng là gia trưởng thì vợ là nội tướng. Từ việc tổ chức gia đình cho đến kế hoạch chi tiêu mua sắm, nuôi dạy con cái vv. nhất nhất người vợ biết chủ động tích cực hợp tác với chồng để ngôi nhà trở thành mái ấm hạnh phúc. Đúng như tục ngữ VN có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.
5. Kính trọng cha mẹ chồng
Chuyện mẹ chồng nàng dâu lúc nào cũng gây nhức đầu cho nhiều người, nhiều gia đình. Chính vì thế khi lấy chồng, dù ở chung hay ở riêng, người phụ nữ nào biết quan tâm đến đạo-làm-dâu của mình, sao cho tốt trên đẹp dưới thì sẽ làm hài lòng chồng mình. Do đó trên hết vẫn là người vợ ăn ở làm sao cho vẹn tình vẹn nghĩa đối với cha mẹ và gia đình nhà chồng.
Một tác giả đã viết: “Ngày nay, cũng có rất nhiều nàng dâu đã dùng tình cảm, bằng sự tế nhị, chiều chuộng các cụ mà cảm hóa được nhiều mẹ chồng khó tính. Sự khôn khéo, tốt bụng đó đã cải tạo được nhiều bà mẹ chồng từ cay độc chuyển sang quý mến con dâu. Thế là lấy ân báo oán. Đó là một phương châm xử thế có tình người… ” (x. Nguyễn Đình Xuân – Tâm lý học tình yêu hôn nhân gia đình – NXB GD 1993 trang 126-127).
Bên cạnh đó, tác giả Dale Carnegie trong cuốn “Tâm lý vợ chồng” cũng đã nói đến một “Nghệ thuật làm dâu” như sau: “Trong đời làm dâu, bạn phải luôn luôn chứng tỏ là người biết tôn kính các bậc song thân bên chồng, bạn phải làm như thế thì chồng bạn mới kính nể cha mẹ bạn, đó là một điều khó. Nếu bạn không khôn ngoan tế nhị thì có thể gia đình bạn khó lòng tìm được nguồn hạnh phúc thực sự vững bền được. Có thể vì một hành động thiếu suy nghĩ, một thái độ kém khôn ngoan làm cho gia đình bạn bị sứt mẻ không ít. Tóm lại, trong đời sống làm dâu bạn nên chứng tỏ luôn luôn khôn ngoan chiều chuộng và tế nhị. Có thế bạn mới tìm được nguồn hạnh phúc thực sự cho gia đình” (x. Dale Carnegie – Tâm lý vợ chồng – NXB TH An Giang 1989 trang 224)./.
Aug. Trần Cao Khải
1. Duyên dáng, dịu dàng
Người phụ nữ hấp dẫn phái mạnh trước hết là cái nét duyên dáng, dịu dàng. Sắc đẹp bề ngoài thì có thể phai nhòa theo thời gian, nhưng nét duyên nơi người phụ nữ sẽ còn mãi. Duyên dáng là vẻ đẹp thâm sâu nơi tâm hồn tỏ lộ bên ngoài. Vẻ đẹp ấy không do son phấn mà do sự mềm mại của nữ tính và sự dịu dàng của trái tim đầy yêu thương. Do vậy, sự duyên dáng và dịu dàng nơi người nữ chính là nét đẹp tự nhiên dễ quyến rũ người đàn ông nhất. Ca dao VN có bài mười thương, trong đó đề cao mấy thương: “Một thương tóc bỏ đuôi gà, / Hai thương ăn nói mặn mà có duyên… Bảy thương nết ở khôn ngoan, / Tám thương ăn nói dịu dàng thêm xinh…”
2. Hiền lành, nết na và chung thủy
Có thể nói không người chồng nào mà không mong ước vợ mình luôn thực sự là một người phụ nữ hiền lành, nết na và chung thủy. Sách Châm ngôn có câu: “Ai tìm được vợ hiền là tìm thấy hạnh phúc, và tìm thấy được ơn Đức Chúa ban (Cn 18,22)”. Còn sách Huấn ca cũng viết như sau: “Phúc thay ai cưới được vợ hiền, / tuổi thọ sẽ tăng lên gấp đôi. Vợ đảm đang khiến chồng được sung sướng, / được an vui suốt cả cuộc đời. Vợ hiền là số tốt phận may, / dành cho những người kính sợ Đức Chúa…” (Hc 26, 1-3).
Trên thực tế, người phụ nữ hiền lành, nết na sẽ rất cần thiết cho hạnh phúc gia đình bởi người mẹ ảnh hưởng việc nuôi dạy con nhiều hơn người cha, dạy dỗ chúng yêu thương và kính sợ Chúa. Và điều đáng sợ nhất là người đàn bà lúc nào cũng sẵn sàng gây sự, tức giận, quát mắng. Khi đó thà rằng ở độc thân suốt đời còn hơn gặp vợ dữ dằn.
Người vợ nết na hiền ngoan thì cũng sẽ chung thủy, bởi người đó sẽ chuyên lo vun quén hạnh phúc gia đình mình hơn là tìm những thú vui bên ngoài. Người vợ ngoan hiền ấy biết xây dựng mái ấm gia đình, làm cho cả nhà vui vẻ, chồng con được bảo toàn: “Phụ nữ khôn ngoan xây dựng cửa nhà, phụ nữ dại dột tự tay phá đổ” (Cn 14,1). Nếu thiếu đức tính này gia đình trở thành một địa ngục, người chồng không muốn về nhà, con cái chỉ mong bỏ nhà ra đi.
3. Nói ít, nghe nhiều
Thường thì trong gia đình, phụ nữ nói nhiều hơn đàn ông. Chính vì vậy mà có câu “Vợ chồng sẽ sống bình an nếu chàng giả điếc và nàng giả câm” (Richard Taverner). Để cả hai không phải giả câm giả điếc thì tốt nhất người vợ nên nói ít và biết lắng nghe nhiều hơn. Nói ít để tránh những va vấp, sai lầm vì ông bà ta thường nói “Đa ngôn đa quá”. Biết lắng nghe sẽ giúp vợ hiểu chồng hơn, nhất là tránh được những ngộ nhận đáng tiếc có thể gây nên mối bất hòa nặng nề trong gia đình. Có người đã chia sẻ kinh nghiệm sau: “Nàng la lối thì tôi nghe; tôi chê bai thì nàng nghe. Và kỳ lạ thay…mọi chuyện đều trôi chảy tốt đẹp”.
4. Đảm đang, tháo vát việc nhà
Đảm đang tháo vát việc nhà cửa vốn được coi là cái đức hàng đầu trong tứ đức mà người phụ nữ VN nào cũng biết. Đó là “Công, dung, ngôn, hạnh”. Trong Kinh thánh cũng có câu: “Vợ đảm đang khiến chồng được sung sướng, được an vui suốt cả cuộc đời.” (Hc 26, 2). Chắc chắn người chồng và cả gia đình nhà chồng sẽ rất hãnh diện khi có được một người vợ, một người con dâu siêng năng, cần mẫn chu toàn trách nhiệm nội tướng trong gia đình.
Đảm đang không chỉ là quán xuyến công việc nội trợ, bếp núc, chăm sóc con cái, mà còn bao gồm cả những việc hệ trọng khác trong gia đình. Nếu chồng là gia trưởng thì vợ là nội tướng. Từ việc tổ chức gia đình cho đến kế hoạch chi tiêu mua sắm, nuôi dạy con cái vv. nhất nhất người vợ biết chủ động tích cực hợp tác với chồng để ngôi nhà trở thành mái ấm hạnh phúc. Đúng như tục ngữ VN có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.
5. Kính trọng cha mẹ chồng
Chuyện mẹ chồng nàng dâu lúc nào cũng gây nhức đầu cho nhiều người, nhiều gia đình. Chính vì thế khi lấy chồng, dù ở chung hay ở riêng, người phụ nữ nào biết quan tâm đến đạo-làm-dâu của mình, sao cho tốt trên đẹp dưới thì sẽ làm hài lòng chồng mình. Do đó trên hết vẫn là người vợ ăn ở làm sao cho vẹn tình vẹn nghĩa đối với cha mẹ và gia đình nhà chồng.
Một tác giả đã viết: “Ngày nay, cũng có rất nhiều nàng dâu đã dùng tình cảm, bằng sự tế nhị, chiều chuộng các cụ mà cảm hóa được nhiều mẹ chồng khó tính. Sự khôn khéo, tốt bụng đó đã cải tạo được nhiều bà mẹ chồng từ cay độc chuyển sang quý mến con dâu. Thế là lấy ân báo oán. Đó là một phương châm xử thế có tình người… ” (x. Nguyễn Đình Xuân – Tâm lý học tình yêu hôn nhân gia đình – NXB GD 1993 trang 126-127).
Bên cạnh đó, tác giả Dale Carnegie trong cuốn “Tâm lý vợ chồng” cũng đã nói đến một “Nghệ thuật làm dâu” như sau: “Trong đời làm dâu, bạn phải luôn luôn chứng tỏ là người biết tôn kính các bậc song thân bên chồng, bạn phải làm như thế thì chồng bạn mới kính nể cha mẹ bạn, đó là một điều khó. Nếu bạn không khôn ngoan tế nhị thì có thể gia đình bạn khó lòng tìm được nguồn hạnh phúc thực sự vững bền được. Có thể vì một hành động thiếu suy nghĩ, một thái độ kém khôn ngoan làm cho gia đình bạn bị sứt mẻ không ít. Tóm lại, trong đời sống làm dâu bạn nên chứng tỏ luôn luôn khôn ngoan chiều chuộng và tế nhị. Có thế bạn mới tìm được nguồn hạnh phúc thực sự cho gia đình” (x. Dale Carnegie – Tâm lý vợ chồng – NXB TH An Giang 1989 trang 224)./.
Aug. Trần Cao Khải