Post by utlan on Aug 5, 2020 18:44:26 GMT -6
Khác với thời trai trẻ, khi về già tình yêu được thể hiện bằng những nụ hôn nhẹ nhàng những cái ôm đầy yêu thương và quan trọng hơn là sự thấu hiểu.
Người già cũng cần được yêu thương
Tình yêu không phân biệt tuổi tác
Ở những nước phương tây việc người già tìm bạn đời ở độ tuổi xế chiều là khá bình thường, thậm chí rất được con cháu ủng hộ, tuy nhiên vấn đề này ở Việt Nam khá nặng nề. Có hàng trăm nghìn lý do được con cháu nêu ra cho việc cha mẹ đi tìm hạnh phúc mới ở “cuộc đời thứ hai”, chẳng cần biết đúng sai, đạo lý trên dưới cứ miễn sao cứ phản đối là được. Từ việc bỗng dưng cho rằng bố mẹ già nên lẩm cẩm, không điều khiển được hành vi đến những phiền toái đi kèm. Cực đoan hơn là việc con cháu bức xúc nói rằng hành động người già đi tìm bạn đời để tâm sự tuổi già giống như bôi xấu vào mặt con cháu, làm ảnh hưởng đến danh dự gia đình, truyền thống dòng tộc…
Nhiều con cháu cho rằng tuổi già cái vui lớn nhất chính là sự thành đạt, sum vầy của con cháu chứ không phải… “dở chứng”, bỗng dưng… đổ đốn, tự nhiên… ham hố. Đây có lẽ là một quan thái ích kỷ của người thân và không ít người già đã phải ngậm ngùi thuận theo lớp con cháu học rộng, tài cao, hiểu biết nhiều . Quả là làm người già cũng thật thiệt thòi. Nhưng thực chất người già tái hôn chủ yếu tìm chỗ nương tựa tinh thần, để cuộc sống trở nên bớt tẻ nhạt hơn khi mà xung quanh con cháu thường xuyên bận mải với mỗi người một công việc. Lúc này nếu tìm được người tâm đầu ý hợp các cụ sẵn sàng bỏ “nhà cao cửa rộng” nhưng lạnh lẽo tình người để đến một nơi vất vả mà vui vẻ hơn vì người già không có nhu cầu nhiều về vật chất. Nhiều người cho rằng nếu người già kết hôn nghĩa là người đó còn ham hố chuyện tình dục, chăn gối, nhưng không hẳn như vậy. Nhu cầu có bạn già rất quan trọng, bởi nỗi sợ lớn nhất của người cao tuổi là bị bỏ rơi vì thế một trong những bí quyết sống khỏe mạnh của người già đó yêu và được yêu thương.
Người già quan trọng tình yêu hơn vật chất
Người già cũng cần được yêu thương
Nhu cầu được yêu thương, có người bạn đời để chia sẻ nhu cầu tâm lý tình cảm là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người, kể cả người già hay người trẻ. Vì thế con cháu không nên quá cay nghiệt cảm thấy khó chịu khi người già bỗng dưng có một khoảng trời riêng. Nếu được con cái tôn trọng, vun vén cuộc sống tình cảm riêng tư của cha, mẹ chính là động lực giúp họ cam đảm, vững vàng hơn khi tìm kiếm bạn đời, thoát khỏi cảm giác ngại ngùng, xấu hổ khi phải yêu vụng trộm, họ như được trẻ hóa, tìm lại cuộc sống cho mình. Quan trọng hơn khi tâm lý người già được thoải mái “hồi xuân” thì các cụ có thể sống vui khỏe mỗi ngày.
Với người cao tuổi, nhu cầu tình cảm chiếm 90% nhu cầu đời sống của họ, khác với người trẻ, họ không cần danh vọng, địa vị, tiền bạc, sơn hào hải vị, thời trang xúng xính mà điều họ cần nhất là được tôn trọng, sẻ chia và cảm thấy bản thân mình còn có ý nghĩa với cuộc đời, xã hội, gia đình, hàng xóm. Người già cả đời đã vất vả, hy sinh, họ đều có con cháu đề huề nhưng không may chỉ còn lẻ bóng, vì vậy việc tạo điều kiện để người già tái hôn là một cách đặt trọn niềm tin nơi họ. Bởi họ cũng có quyền được hưởng những tháng ngày hạnh phúc như bao người, dẫu chỉ là hơi ấm lúc hoàng hôn!
Người già cũng cần được yêu thương
Tình yêu không phân biệt tuổi tác
Ở những nước phương tây việc người già tìm bạn đời ở độ tuổi xế chiều là khá bình thường, thậm chí rất được con cháu ủng hộ, tuy nhiên vấn đề này ở Việt Nam khá nặng nề. Có hàng trăm nghìn lý do được con cháu nêu ra cho việc cha mẹ đi tìm hạnh phúc mới ở “cuộc đời thứ hai”, chẳng cần biết đúng sai, đạo lý trên dưới cứ miễn sao cứ phản đối là được. Từ việc bỗng dưng cho rằng bố mẹ già nên lẩm cẩm, không điều khiển được hành vi đến những phiền toái đi kèm. Cực đoan hơn là việc con cháu bức xúc nói rằng hành động người già đi tìm bạn đời để tâm sự tuổi già giống như bôi xấu vào mặt con cháu, làm ảnh hưởng đến danh dự gia đình, truyền thống dòng tộc…
Nhiều con cháu cho rằng tuổi già cái vui lớn nhất chính là sự thành đạt, sum vầy của con cháu chứ không phải… “dở chứng”, bỗng dưng… đổ đốn, tự nhiên… ham hố. Đây có lẽ là một quan thái ích kỷ của người thân và không ít người già đã phải ngậm ngùi thuận theo lớp con cháu học rộng, tài cao, hiểu biết nhiều . Quả là làm người già cũng thật thiệt thòi. Nhưng thực chất người già tái hôn chủ yếu tìm chỗ nương tựa tinh thần, để cuộc sống trở nên bớt tẻ nhạt hơn khi mà xung quanh con cháu thường xuyên bận mải với mỗi người một công việc. Lúc này nếu tìm được người tâm đầu ý hợp các cụ sẵn sàng bỏ “nhà cao cửa rộng” nhưng lạnh lẽo tình người để đến một nơi vất vả mà vui vẻ hơn vì người già không có nhu cầu nhiều về vật chất. Nhiều người cho rằng nếu người già kết hôn nghĩa là người đó còn ham hố chuyện tình dục, chăn gối, nhưng không hẳn như vậy. Nhu cầu có bạn già rất quan trọng, bởi nỗi sợ lớn nhất của người cao tuổi là bị bỏ rơi vì thế một trong những bí quyết sống khỏe mạnh của người già đó yêu và được yêu thương.
Người già quan trọng tình yêu hơn vật chất
Người già cũng cần được yêu thương
Nhu cầu được yêu thương, có người bạn đời để chia sẻ nhu cầu tâm lý tình cảm là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người, kể cả người già hay người trẻ. Vì thế con cháu không nên quá cay nghiệt cảm thấy khó chịu khi người già bỗng dưng có một khoảng trời riêng. Nếu được con cái tôn trọng, vun vén cuộc sống tình cảm riêng tư của cha, mẹ chính là động lực giúp họ cam đảm, vững vàng hơn khi tìm kiếm bạn đời, thoát khỏi cảm giác ngại ngùng, xấu hổ khi phải yêu vụng trộm, họ như được trẻ hóa, tìm lại cuộc sống cho mình. Quan trọng hơn khi tâm lý người già được thoải mái “hồi xuân” thì các cụ có thể sống vui khỏe mỗi ngày.
Với người cao tuổi, nhu cầu tình cảm chiếm 90% nhu cầu đời sống của họ, khác với người trẻ, họ không cần danh vọng, địa vị, tiền bạc, sơn hào hải vị, thời trang xúng xính mà điều họ cần nhất là được tôn trọng, sẻ chia và cảm thấy bản thân mình còn có ý nghĩa với cuộc đời, xã hội, gia đình, hàng xóm. Người già cả đời đã vất vả, hy sinh, họ đều có con cháu đề huề nhưng không may chỉ còn lẻ bóng, vì vậy việc tạo điều kiện để người già tái hôn là một cách đặt trọn niềm tin nơi họ. Bởi họ cũng có quyền được hưởng những tháng ngày hạnh phúc như bao người, dẫu chỉ là hơi ấm lúc hoàng hôn!