Post by Admin on Jul 22, 2020 15:55:02 GMT -6
Đối với buông
Hai hòa thượng cùng nhau đi ra ngoài có công việc, giữa đường gặp một quả phụ muốn đi sang bên kia suối nhưng không biết làm cách nào, vì muốn qua suối thì phải lội xuống nước mà như vậy sẽ làm quần áo ướt, người ngoài nhìn thấy sẽ không hay.
Một trong hai hòa thượng chủ động cõng góa phụ đó qua suối, sang bên bờ bên kia liền bỏ góa phụ đó xuống rồi đi tiếp. Hòa thượng còn lại thấy vậy nên suốt dọc đường sau đó cứ vừa đi vừa lẩm bẩm: “Hòa thượng xuất gia sao lại có thể cõng nữ nhân qua suối”, đi mãi hồi lâu nhưng đầu vẫn luôn không ngừng nghĩ về việc đó. Cuối cùng chịu không được mới cất tiếng: “Là người tu luyện sao huynh có thể phạm phải giới luật, đi cõng nữ nhân?”
Hòa thượng khi nãy cõng nữ nhân nghe vậy mới nói: “Ta sớm đã buông xuống rồi, ngược lại đến giờ huynh vẫn còn chưa là sao?”
***
Quân tử làm việc thì ung dung sảng khoái, tiểu nhân làm việc thì so đo tính toán. Con người cũng như một cái túi hơi, khi cần dùng thì căng lên mà không dùng thì xẹp xuống. Cuộc sống cũng vậy, khi cần buông thì nên buông, buông không được cũng giống như xách hành lý đi bộ đường dài, không thể tự do tự tại. Làm người thì nên khoan dung độ lượng, nhìn rộng hiểu xa, quang minh lỗi lạc, gặp việc nhấc lên được cũng hạ xuống được, như vậy mới có thể bảo trì được tâm thái khỏe mạnh hài hòa.
Đối với xả
Trên chuyến tàu cao tốc, cụ ông sơ ý đánh rơi một chiếc giày mới mua xuống đường qua cửa sổ, mọi người xung quanh thấy vậy mới xuýt xoa tiếc thay cho cụ, ai ngờ cụ lại nhanh tay ném luôn chiếc giày còn lại xuống đường khiến mọi người hết sức ngạc nhiên.
Cụ ông thấy mọi người kinh ngạc mới giải thích: “Bất luận chiếc giày này có quý giá bao nhiêu, đối với tôi mà nói cũng chỉ là thứ vô dụng, vậy nên tôi ném nó luôn xuống dưới, để ai đó nhặt được cả đôi không biết chừng lại có thể dùng được”.
***
Người sở dĩ mệt mỏi đều chính là vì thường hay quanh quẩn giữa kiên trì và buông bỏ, sợ rằng kiên trì nhưng lại chẳng được gì, sợ rằng buông bỏ lại mất quá nhiều. Kỳ thực đời người chính là quá trình không ngừng lựa chọn, có những thứ đáng để khắc ghi, đáng để kiên trì, có những điều ắt phải buông đi, nếu không thì sẽ đau khổ khôn nguôi. Vậy nên sớm cũng buông, muộn cũng buông, chi bằng sớm buông cho lòng nhẹ nhõm.
Đối với việc
Có một người thợ mộc lành nghề làm việc nhiều năm cho một ông chủ mãi đến khi đến tuổi về hưu. Vì rất quý trọng tay nghề của người thợ này nên ông chủ cố giữ ông lại làm thêm một ngôi nhà cuối cùng nữa. Tuy đồng ý nhận lời nhưng người thợ mộc lại không đặt tâm vào công việc, thế nên chế tác thì sơ sài, vật liệu chọn thì qua loa, chỉ mong muốn mau chóng hoàn thành để về hưu.
Thật không ngờ, khi ngôi nhà hoàn thiện, ông chủ mới nói với người thợ mộc già rằng, vì để cảm ơn công sức của ông đã giúp mình bao năm qua nên cố ý làm ngôi nhà này để làm quà tặng cho ông về hưu. Người thợ mộc già nghe vậy vừa đỏ mặt hổ thẹn vừa thấy hối hận.
***
Làm người đối nhân xử thế thì nên có thủy có chung, đừng vì chỉ nghĩ đến mình mà quên đi người khác. Kỳ thực, chúng ta làm bất kể việc gì cũng là làm cho chính mình, dầu bề mặt có là giúp đỡ người khác nhưng trên thực tế chính là gieo mầm nhân quả phúc cho chính mình mà thôi. Vậy nên, làm việc hãy làm tốt nhất có thể, làm người hãy làm người thiện lương.
Đối với hâm mộ
Có hai con hổ, một con sống trong lồng sớm tối được người khác chăm sóc, cung phụng thức ăn, nhưng lại mất đi sự tự do của mình, vậy nên vô cùng ngưỡng mộ cuộc sống của con sống nơi hoang dã tự do tự tại.
Còn con hổ sống nơi hoang dã vì để sinh tồn lại phải đối đầu với bao nghịch cảnh hiểm nguy, cuộc sống cũng chẳng được yên lành gì. Vậy nên nó lại ngưỡng mộ cuộc sống của con hổ trong lồng sớm chiều có người chăm bẵm.
Hai con hổ đều không hiểu được cuộc sống thực tại của đối phương nên đều không ngừng ngưỡng mộ cuộc sống của người khác. Một hôm, chúng quyết định trao đổi thân phận cho nhau. Lúc đầu cả hai đều rất vui vẻ, tuy nhiên tháng ngày êm đềm chẳng được mấy hôm, sau đó cả hai cùng chết. Một con chết vì thời gian dài sống quen trong lồng, cơ thể yếu nhược, lại quen được người chăm sóc nên chết vì đói; con còn lại thì chết vì buồn bực do nhớ lại những ngày tự do tự tại của mình.
***
Con người có những lúc thờ ơ trước hạnh phúc của mình nhưng lại ngưỡng mộ hạnh phúc của người khác. Kỳ thực, đôi lúc thứ mình có chính là thứ người khác hâm mộ, sống làm người biết tự đủ mới là vui, hiểu được chính mình mới là hạnh phúc.
Đối với vận may
Khi báo chí đăng thông tin một người trúng giải độc đắc được 2 tỷ đồng, mọi người đổ xô đi mua vé số với hy vọng vận may thế này sẽ mỉm cười với mình. Tuy nhiên khi báo chí đăng thông tin một chiếc xe không may bị tai nạn, trong số 50 nạn nhân chỉ có 2 người mua bảo hiểm được bồi thường 10 tỷ đồng. Có thể bạn cho rằng hai người này thật may mắn khi mua bảo hiểm, tuy nhiên lại chẳng mấy ai nghĩ sẽ đi mua bảo hiểm ngay lập tức. Ai cũng cho rằng những việc xui xẻo này sẽ chẳng khi nào xảy ra với mình.
***
Đây chính là lòng tham vào sự may mắn của con người. Con người vốn dĩ không có cái gọi là may mắn. Đường ở dưới chân còn mây ở trên đầu, sống thực tế, tiến về phía trước làm điều nên làm, đó chính là may mắn.
Đời người là một cuốn sách mà trong đó có rất nhiều câu chuyện, mỗi câu chuyện đều mang trong mình rất nhiều đạo lý. Vậy nên đạo lý có rất nhiều, nhưng cuộc đời chỉ có một lần.
Hai hòa thượng cùng nhau đi ra ngoài có công việc, giữa đường gặp một quả phụ muốn đi sang bên kia suối nhưng không biết làm cách nào, vì muốn qua suối thì phải lội xuống nước mà như vậy sẽ làm quần áo ướt, người ngoài nhìn thấy sẽ không hay.
Một trong hai hòa thượng chủ động cõng góa phụ đó qua suối, sang bên bờ bên kia liền bỏ góa phụ đó xuống rồi đi tiếp. Hòa thượng còn lại thấy vậy nên suốt dọc đường sau đó cứ vừa đi vừa lẩm bẩm: “Hòa thượng xuất gia sao lại có thể cõng nữ nhân qua suối”, đi mãi hồi lâu nhưng đầu vẫn luôn không ngừng nghĩ về việc đó. Cuối cùng chịu không được mới cất tiếng: “Là người tu luyện sao huynh có thể phạm phải giới luật, đi cõng nữ nhân?”
Hòa thượng khi nãy cõng nữ nhân nghe vậy mới nói: “Ta sớm đã buông xuống rồi, ngược lại đến giờ huynh vẫn còn chưa là sao?”
***
Quân tử làm việc thì ung dung sảng khoái, tiểu nhân làm việc thì so đo tính toán. Con người cũng như một cái túi hơi, khi cần dùng thì căng lên mà không dùng thì xẹp xuống. Cuộc sống cũng vậy, khi cần buông thì nên buông, buông không được cũng giống như xách hành lý đi bộ đường dài, không thể tự do tự tại. Làm người thì nên khoan dung độ lượng, nhìn rộng hiểu xa, quang minh lỗi lạc, gặp việc nhấc lên được cũng hạ xuống được, như vậy mới có thể bảo trì được tâm thái khỏe mạnh hài hòa.
Đối với xả
Trên chuyến tàu cao tốc, cụ ông sơ ý đánh rơi một chiếc giày mới mua xuống đường qua cửa sổ, mọi người xung quanh thấy vậy mới xuýt xoa tiếc thay cho cụ, ai ngờ cụ lại nhanh tay ném luôn chiếc giày còn lại xuống đường khiến mọi người hết sức ngạc nhiên.
Cụ ông thấy mọi người kinh ngạc mới giải thích: “Bất luận chiếc giày này có quý giá bao nhiêu, đối với tôi mà nói cũng chỉ là thứ vô dụng, vậy nên tôi ném nó luôn xuống dưới, để ai đó nhặt được cả đôi không biết chừng lại có thể dùng được”.
***
Người sở dĩ mệt mỏi đều chính là vì thường hay quanh quẩn giữa kiên trì và buông bỏ, sợ rằng kiên trì nhưng lại chẳng được gì, sợ rằng buông bỏ lại mất quá nhiều. Kỳ thực đời người chính là quá trình không ngừng lựa chọn, có những thứ đáng để khắc ghi, đáng để kiên trì, có những điều ắt phải buông đi, nếu không thì sẽ đau khổ khôn nguôi. Vậy nên sớm cũng buông, muộn cũng buông, chi bằng sớm buông cho lòng nhẹ nhõm.
Đối với việc
Có một người thợ mộc lành nghề làm việc nhiều năm cho một ông chủ mãi đến khi đến tuổi về hưu. Vì rất quý trọng tay nghề của người thợ này nên ông chủ cố giữ ông lại làm thêm một ngôi nhà cuối cùng nữa. Tuy đồng ý nhận lời nhưng người thợ mộc lại không đặt tâm vào công việc, thế nên chế tác thì sơ sài, vật liệu chọn thì qua loa, chỉ mong muốn mau chóng hoàn thành để về hưu.
Thật không ngờ, khi ngôi nhà hoàn thiện, ông chủ mới nói với người thợ mộc già rằng, vì để cảm ơn công sức của ông đã giúp mình bao năm qua nên cố ý làm ngôi nhà này để làm quà tặng cho ông về hưu. Người thợ mộc già nghe vậy vừa đỏ mặt hổ thẹn vừa thấy hối hận.
***
Làm người đối nhân xử thế thì nên có thủy có chung, đừng vì chỉ nghĩ đến mình mà quên đi người khác. Kỳ thực, chúng ta làm bất kể việc gì cũng là làm cho chính mình, dầu bề mặt có là giúp đỡ người khác nhưng trên thực tế chính là gieo mầm nhân quả phúc cho chính mình mà thôi. Vậy nên, làm việc hãy làm tốt nhất có thể, làm người hãy làm người thiện lương.
Đối với hâm mộ
Có hai con hổ, một con sống trong lồng sớm tối được người khác chăm sóc, cung phụng thức ăn, nhưng lại mất đi sự tự do của mình, vậy nên vô cùng ngưỡng mộ cuộc sống của con sống nơi hoang dã tự do tự tại.
Còn con hổ sống nơi hoang dã vì để sinh tồn lại phải đối đầu với bao nghịch cảnh hiểm nguy, cuộc sống cũng chẳng được yên lành gì. Vậy nên nó lại ngưỡng mộ cuộc sống của con hổ trong lồng sớm chiều có người chăm bẵm.
Hai con hổ đều không hiểu được cuộc sống thực tại của đối phương nên đều không ngừng ngưỡng mộ cuộc sống của người khác. Một hôm, chúng quyết định trao đổi thân phận cho nhau. Lúc đầu cả hai đều rất vui vẻ, tuy nhiên tháng ngày êm đềm chẳng được mấy hôm, sau đó cả hai cùng chết. Một con chết vì thời gian dài sống quen trong lồng, cơ thể yếu nhược, lại quen được người chăm sóc nên chết vì đói; con còn lại thì chết vì buồn bực do nhớ lại những ngày tự do tự tại của mình.
***
Con người có những lúc thờ ơ trước hạnh phúc của mình nhưng lại ngưỡng mộ hạnh phúc của người khác. Kỳ thực, đôi lúc thứ mình có chính là thứ người khác hâm mộ, sống làm người biết tự đủ mới là vui, hiểu được chính mình mới là hạnh phúc.
Đối với vận may
Khi báo chí đăng thông tin một người trúng giải độc đắc được 2 tỷ đồng, mọi người đổ xô đi mua vé số với hy vọng vận may thế này sẽ mỉm cười với mình. Tuy nhiên khi báo chí đăng thông tin một chiếc xe không may bị tai nạn, trong số 50 nạn nhân chỉ có 2 người mua bảo hiểm được bồi thường 10 tỷ đồng. Có thể bạn cho rằng hai người này thật may mắn khi mua bảo hiểm, tuy nhiên lại chẳng mấy ai nghĩ sẽ đi mua bảo hiểm ngay lập tức. Ai cũng cho rằng những việc xui xẻo này sẽ chẳng khi nào xảy ra với mình.
***
Đây chính là lòng tham vào sự may mắn của con người. Con người vốn dĩ không có cái gọi là may mắn. Đường ở dưới chân còn mây ở trên đầu, sống thực tế, tiến về phía trước làm điều nên làm, đó chính là may mắn.
Đời người là một cuốn sách mà trong đó có rất nhiều câu chuyện, mỗi câu chuyện đều mang trong mình rất nhiều đạo lý. Vậy nên đạo lý có rất nhiều, nhưng cuộc đời chỉ có một lần.