Post by Admin on Jul 22, 2020 15:36:24 GMT -6
Cầm bùn ném người khác, dù trúng hay không thì tay bạn đã lấm bẩn
Bạn ghét một người nào đó, sau đó bạn thầm nguyền rủa anh ta ở trong lòng, vậy ai là người luôn phải nghe lời nguyền rủa đó? Khi bạn cứ nghĩ về những thương tích của đối phương, vậy ai đang chịu sự giày vò? Ai đang tức giận và chán nản? Ai không thể bình tĩnh? Ai không ngủ ngon được? Chính là bản thân bạn đó thôi.
Chính sự tức giận, buồn, ghét còn khiến bạn tổn thương nhiều hơn là đối tượng bạn ghét
Bạn cảm thấy bất bình: “Chẳng lẽ tôi phải buông tha anh ta dễ dàng vậy sao?” “Bạn không hiểu được những gì anh ta đã làm với tôi đâu”. “Tôi ghét người đó vô cùng, thật sự là anh ta rất quá đáng”. “Anh ta làm tổn thương tôi nhiều lắm, tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho anh ta”.
[img src="" alt=" "]
Tha thứ thật không dễ dàng gì, đặc biệt là tha thứ cho một người đã làm bạn tổn thương quá nhiều thì lại càng khó hơn nữa. Nhưng khi bạn không sẵn lòng tha thứ cho người khác, cuối cùng sẽ chỉ làm tổn thương đến chính bạn mà thôi, người chịu đau khổ cũng là bản thân mình.
Hãy nghĩ thử xem, khi bạn cầm bùn để ném ai đó, thì tay ai sẽ dính bẩn trước đây? Bạn muốn vác đá lên để ném người khác, nhưng ai là người luôn phải vác đá? Chính là bạn đấy. Phải không?
Nếu tiếp tục căm ghét một người, cũng không khác gì việc tiếp tục bị giam trong ngục tù…
“Nếu tha thứ cho ai đó, tức là đang cho họ biết rằng, họ có thể làm bất cứ điều gì mà họ muốn”, đấy là quan điểm chung của rất nhiều người. Một số người sẽ hỏi: “Tại sao không để cho những kẻ làm tổn thương người khác bị báo ứng?”
Tha thứ cho người làm sai, không có nghĩa là những gì anh ta đã làm với bạn trong quá khứ chưa từng xảy ra, hay là những điều anh ta đã làm là có thể chấp nhận được; điều đó cũng không có nghĩa là bạn phải làm hòa với đối phương. Tha thứ là vì chính bản thân bạn, để lấy lại tương lai của chính bạn, để mang lại sự yên bình cho trái tim, và cũng là để cho chính mình có thể bắt đầu một cuộc sống mới.
Mọi người đều biết cựu Tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela (1918-2013), người đã ở tù oan 27 năm vì đã chống lại chính sách phân biệt chủng tộc, dù vậy, khi ông lấy lại được tự do, ông đã quyết định từ bỏ hận thù. Tại sao lại như vậy?
Trong cuốn tự truyện của bà Hillary Clinton, có ghi lại cuộc trò chuyện giữa hai người. Clinton từng hỏi Mandela: “Tôi nghĩ rằng tại lễ nhậm chức tổng thống có thể mời các quan cai ngục giam giữ tổng thống đến đây là một việc trọng đại, nhưng ngài thực sự không oán giận họ sao?”.
Mandela trả lời: “Tôi đã từng oán giận họ trong nhiều năm tháng dài dằng dặc. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, khi tôi đập đá tại mỏ đá thì đã nhận ra rằng họ đã lấy đi mọi thứ nhưng trừ tinh thần và linh hồn của tôi, vì vậy tôi đã quyết định tuyệt đối sẽ không để bọn họ lấy đi những thứ mà tôi còn sót lại đó”.
Bạn ghét một người nào đó, sau đó bạn thầm nguyền rủa anh ta ở trong lòng, vậy ai là người luôn phải nghe lời nguyền rủa đó? Khi bạn cứ nghĩ về những thương tích của đối phương, vậy ai đang chịu sự giày vò? Ai đang tức giận và chán nản? Ai không thể bình tĩnh? Ai không ngủ ngon được? Chính là bản thân bạn đó thôi.
Chính sự tức giận, buồn, ghét còn khiến bạn tổn thương nhiều hơn là đối tượng bạn ghét
Bạn cảm thấy bất bình: “Chẳng lẽ tôi phải buông tha anh ta dễ dàng vậy sao?” “Bạn không hiểu được những gì anh ta đã làm với tôi đâu”. “Tôi ghét người đó vô cùng, thật sự là anh ta rất quá đáng”. “Anh ta làm tổn thương tôi nhiều lắm, tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho anh ta”.
[img src="" alt=" "]
Tha thứ thật không dễ dàng gì, đặc biệt là tha thứ cho một người đã làm bạn tổn thương quá nhiều thì lại càng khó hơn nữa. Nhưng khi bạn không sẵn lòng tha thứ cho người khác, cuối cùng sẽ chỉ làm tổn thương đến chính bạn mà thôi, người chịu đau khổ cũng là bản thân mình.
Hãy nghĩ thử xem, khi bạn cầm bùn để ném ai đó, thì tay ai sẽ dính bẩn trước đây? Bạn muốn vác đá lên để ném người khác, nhưng ai là người luôn phải vác đá? Chính là bạn đấy. Phải không?
Nếu tiếp tục căm ghét một người, cũng không khác gì việc tiếp tục bị giam trong ngục tù…
“Nếu tha thứ cho ai đó, tức là đang cho họ biết rằng, họ có thể làm bất cứ điều gì mà họ muốn”, đấy là quan điểm chung của rất nhiều người. Một số người sẽ hỏi: “Tại sao không để cho những kẻ làm tổn thương người khác bị báo ứng?”
Tha thứ cho người làm sai, không có nghĩa là những gì anh ta đã làm với bạn trong quá khứ chưa từng xảy ra, hay là những điều anh ta đã làm là có thể chấp nhận được; điều đó cũng không có nghĩa là bạn phải làm hòa với đối phương. Tha thứ là vì chính bản thân bạn, để lấy lại tương lai của chính bạn, để mang lại sự yên bình cho trái tim, và cũng là để cho chính mình có thể bắt đầu một cuộc sống mới.
Mọi người đều biết cựu Tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela (1918-2013), người đã ở tù oan 27 năm vì đã chống lại chính sách phân biệt chủng tộc, dù vậy, khi ông lấy lại được tự do, ông đã quyết định từ bỏ hận thù. Tại sao lại như vậy?
Trong cuốn tự truyện của bà Hillary Clinton, có ghi lại cuộc trò chuyện giữa hai người. Clinton từng hỏi Mandela: “Tôi nghĩ rằng tại lễ nhậm chức tổng thống có thể mời các quan cai ngục giam giữ tổng thống đến đây là một việc trọng đại, nhưng ngài thực sự không oán giận họ sao?”.
Mandela trả lời: “Tôi đã từng oán giận họ trong nhiều năm tháng dài dằng dặc. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, khi tôi đập đá tại mỏ đá thì đã nhận ra rằng họ đã lấy đi mọi thứ nhưng trừ tinh thần và linh hồn của tôi, vì vậy tôi đã quyết định tuyệt đối sẽ không để bọn họ lấy đi những thứ mà tôi còn sót lại đó”.